Hiển thị 1–12 của 35 kết quả

Van bi

Hiển thị 1–12 của 35 kết quả

  Van bi là dòng van đang được ứng dụng rộng rãi từ trong công nghiệp cho đến dân dụng. Bởi đây là dòng van có độ kín cao, hoạt động bền bỉ, tuổi thọ lâu dài. Đặc biệt giá thành van cũng rất hợp lí. Vậy van bi là gi? Có những loại ball valve nào? Van có những ưu nhược điểm gì nổi bật? Hãy cùng chúng tôi đi khám phá dôi nét về dòng van này nhé!

Van bi là gì?

  Van bi có tên tiếng anh là Ball valve. Đây là dòng van công nghiệp vận hành đóng mở bằng tay hoặc tự động. Chúng thông qua trục dẫn để thay đổi góc quay của viên bi nhỏ hơn hoặc bằng 90 độ. Van mở hoàn toàn khi chiều của lỗ song song với dòng chảy. Còn chúng đóng hoàn toàn khi lỗ nằm vuông góc với dòng chảy lưu chất.

Các loại van bi
Các loại van bi

  Ball valve là thiết bị cơ học thường được dùng để điều chỉnh hướng đi và điều tiết dòng chảy lưu chất. Đây là dòng van hoạt động bền bỉ, tuổi thọ cao, độ kín khít tót ngay cả khi van không hoạt động trong thời gian dài. Van thường được sử dụng rộng rãi từ trong dân dụng đến công nghiệp. Như trong các hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải, khai thác và chế biến dầu mỏ, khí, sản xuất thực phẩm, dược phẩm, hóa chất…

  Van bi được chế tạo từ các chất liệu như đồng, inox, nhựa, thép…Chúng được kết nối hệ thống bằng lắp ren, rắc co, mặt bích, hàn. Với các kích cỡ phổ biến từ DN15-DN150. Van được Auvietco.vn nhập khẩu trực tiếp từ các nước có nền công nghiệp tiên tiến như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, G7, Trung Quốc. Với đầy đủ mẫu mã, chủng loại, kích cỡ. Hàng sẵn giao, bảo hành dài hạn, giá tốt.

Van bi được cấu tạo như thế nào?

Ball valve được cấu tạo bởi các bộ phận chính như:

Cấu tạo van bi
Cấu tạo van bi

Thân van.

Là bộ phận chính bên ngoài bao bọc các bộ phận bên trong và cho phép dòng lưu chất di chuyển qua mà không rò rỉ ra ngoài. Thân van được chế tạo từ các chất liệu đồng, inox, thép, nhựa…Chúng thường được đúc từ 1 khối, 2 khối, 3 khối riêng biệt. Chúng thường được kết nối hệ thống bằng lắp ren, rắc co, mặt bích, hàn. Tùy vào kích cỡ và chát liệu cấu tạo thân van mà chúng sẽ có kiểu kết nối phù hợp.

Trục van.

Là bộ phận kết nối giữa bi van với bộ phận truyền động. Chúng truyền momen xoắn từ bộ phận truyền động đến bi van. Bộ phận này được chế tạo từ hợp kim cứng nên có khả năng chống ăn mòn.

Bi van.

Bi van chính là 1 quả cầu có đục lỗ xuyên tâm. Chúng được gắn với trục và chuyển đọng 1 góc =<90 độ. Bộ phận này được làm từ thép không gỉ hoặc nhựa PVC và được gia công nhẵn bề mặt.

Gioăng làm kín:

Chức năng của bộ phận này là tạo độ kín khít, không cho dòng lưu chất rò rỉ khi van ở trạng thái đóng. Bộ phận này được chế tạo từ nhựa PTFE, cao su tổng hợp chịu lực.

Phần điều khiển van:

Là bộ phận quyết định đến quá trình đóng mở van. Có thể là tay gạt, tay quay được chết tạo từ gang hoặc thép. Hay điều khiển tự động bằng động cơ điện, động cơ khí nén.

Bộ phận truyền động này cho phép chúng ta điều khiển trục van hoạt động. Để làm cho viên bi tạo ra góc quay trong thân van. Qua đó điều tiết được tốc độ, lưu lượng của dòng chảy hoặc đóng mở hoàn toàn dòng chảy.

Van bi hoạt động như thế nào?

Ở trạng thái ban đầu van đóng. Khi tác động lực vào tay gạt, tay quay đối với dòng van điều khiển bằng cơ năng hay thông qua bộ truyền động đối với dòng van điều khiển tự động. Khi đó trực van sẽ truyền momen xoắn làm cho bi van quay theo các góc mong muốn =<90 độ. Để đóng mở hoàn toàn hay điều tiết dòng chảy lưu chất.

Nguyên lý hoạt động van bi
Nguyên lý hoạt động van bi

Khi lỗ khoét của bi van trùng phương với hướng của dòng chảy. Thì lúc này dòng lưu chất đi qua van là lớn nhất. Còn khi lỗ khoét bi van có phương vuông góc với hướng dòng chảy. Thì van ở trạng thái đóng hoàn toàn, ngăn không cho lưu chất đi qua.

Ưu điểm và nhược điểm van bi

 Ưu điểm nổi bật

Ưu điểm sử dụng van bi
Ưu điểm sử dụng van bi
  • Tốc độ đóng mở van nhanh. Van đóng mở ở góc quay 90 độ. Nên thao tác rất nhanh, thuật tiện trong việc vận hành bằng tay hay điều khiển tự độ
  • Van gần như không bị tổn thất áp lực. Vì khi van ở trạng thái mở hoàn toàn thì lỗ khoét bi van có đường kính chính bằng đường kính ố Nên dòng chảy lưu lượng gần như đạt tuyệt đối.
  • Van được chế tạo bởi nhiều loại chất liệu khác nhau. Nên phù hợp với nhiều loại môi trường hoạt động khác nhau. Chúng tạo cho người dùng có nhiều cơ hội để lựa chọn sản phẩm.
  • Đa dạng kiểu kết nối với hệ thống đường ống. Phù hợp nhiều kích cỡ đường ống và chất liệu cấu tạo nên van.
  • Đa dạng hình thực vận hành có thể vận hành bằng cơ năng thông qua tay gạt, quay quay hay vận hành tự động thông qua động cơ điện và khí nén.
  • Van hoạt động ổn định bền bỉ, tuổi thọ lâu dài.
  • Cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ nên dễ dàng vận chuyển, lắp đặt hay bảo dưỡng.
  • Khả năng chịu được nhiệt độ cao, áp suất lớn.
  • Giá thành van tương đối rẻ so với các dòng van cơ khác

Nhược điểm:

  • Không sử dụng được cho lưu chất bẩn có rác hoặc dạng bùn vì rất dễ mắc kẹt tại quả cầu.
  • Dễ bị xâm thực trong quá trình hoạt động.

Các loại van bi có sẵn tại ÂU Việt JSC.

Theo chất liệu cấu tạo.

Chất liệu đồng

Van bi đồng
Van bi đồng

Là 1 trong những dòng van thông dụng nhất hiện nay. Van thường được sử dụng rộng rĩa trong công nghiệp lẫn dân dụng. Đây là dòng van thường có kích thước nhỏ từ DN8-DN50. Chúng được kết nối hệ thống bằng kiểu lắp ren.

Chất liệu inox

Các loại van bi inox
Các loại van bi inox

Nếu van bi đồng được sử dụng nhiều nhất thì van bi inox lại được biết đến với khả năng đáp ứng nhiều loại môi trường nhất. Chúng có thể hoạt động tốt trong các môi trường nước sạch, nước thải, hơi, khi nén, hóa chất. Đây cũng là dòng van có sự đa dạng về kích cỡ, phổ biến từ DN8-DN300. Cùng với đó là sự phong phú về kiểu lắp đặt từ nối ren, rắc co, hàn, mặt bích…

Chất liệu nhựa

Van bi nhựa
Van bi nhựa

Đây cũng chính là một trong những sản phẩm phổ biến trong dân dụng. Với ưu điểm là khả năng chống ăn mòn, không bị gỉ sét, hoạt động tốt trong nhiều loại môi trường đặc biệt là các môi trường hóa chất. Không những thế chúng còn có giá thành rẻ. Nên đây cũng là dòng sản phẩm dược sử dụng phổ biến hiện nay.

Van thường có các kích cỡ từ DN15-DN100. Với các kiểu kết nối phổ biến là rắc co, dán keo hay mặt bích.

Chất liệu thép

Van bi thép WCB
Van bi thép WCB

Đây là dòng van chuyên sử dụng cho những môi trường có nhiệt độ cao, áp suất lớn. Sản phẩm tiêu biểu của chất liệu này phải kể đến van bi thép rèn. Van thường có các kích cỡ phổ biến từ DN15- Dn200. Với kiểu kết nối ren, hàn hay mặt bích.

Chất liệu inox vi sinh

Van bi inox vi sinh
Van bi inox vi sinh

Đây là dòng van chuyên dụng trong các môi trường thực phẩm, dược phẩm, đồ uống… Van được chế tạo từ các loại inox 304, 316, chúng được chà nhám và đánh bóng đến 1 độ nhất định. Dòng van này thường có kích cỡ tương đối bé từ DN15-DN50. Chúng được kết nối hệ thống bằng kiểu hàn hay clamp.

Theo kiểu kết nối

Kết nối ren

van bi nối ren
van bi nối ren

Đây là kiểu kết nối thông dụng nhất của các dòng van bi hiện nay. Kết nối ren có ưu điểm đó là chi phí chế tạo thấp. Cùng với đó là quá trình lắp đặt, bảo dưỡng thay thế dễ dàng. Chúng thường được dùng cho các chất liệu đồng, inox, thép. Với các kích cỡ phổ biến tù DN18-DN50.

Kết nối rắc co

Kiểu kết nối này thường được sử dụng ở các sản phẩm được chế tạo từ chất liệu nhựa. Với ưu điểm là thao tác lắp đặt dễ dàng. Khi lắp đặt không cần sử dụng bất kỳ công cụ nào vẫn lắp đặt được. Vì thế nên dòng van này cũng khá phổ biến hiện nay.

Kết nối mặt bích

Là kiểu lắp đặt phổ biến thứ 2 của các dòng van bi. Ưu điểm lắp nhất chính là dễ dàng lắp đăt, nhanh, tiện lợi. Ngoài ra kết nối mặt bích còn giúp tăng khả năng chịu được nhiệt độ và áp lực của hệ thống. Dặc biệt là các hệ thống đường ống trong công nghiệp. Van bi mặt bích thường được dùng cho các kích cỡ lớn từ DN50 trở lên. Tuy nhiên đôi lúc vẫn có những kích cỡ nhỏ.

Theo kiểu vận hành.

Tay gạt

Đây là dòng van thông dụng sử dụng dễ dàng được lắm đặt ở quy mô nhỏ và vừa, từ hộ gia đình đến các công ty, xí nghiệp. Ứng dụng nhiều trong các hệ thống nước sạch, nhà máy hóa chất, hóa dầu, hệ thống PCCC.

Van có các kích cỡ phổ biến từ DN15- DN100. Chúng được kết nối hệ thống bằng lắp ren hay nối bích. Nối ren theo tiue chuẩn 07, còn mặt bích theo tiêu chuẩn DIN, BS, JIS, ANSY.

Điều khiển bằng điện.

Van bi nhựa điều khiển điện và khí nén
Van bi nhựa điều khiển điện và khí nén

Thay vì đóng mở thủ công bằng tay gạt thì dòng van bi điều khiển điện hoạt động tự động dựa vào momen xoắn của động cơ điện được gắn trực tiếp ở trục van. Khi được cấp dòng điện với điện áp 220V, 24V, 380v.  Lúc này điện năng sẽ biến thành động năng xoay trục van bi góc ¼ giúp van đóng mở theo quy trình. Van có các kích cỡ phổ biến từ DN15-DN200.

Điều khiển bằng khí nén.

Van bi khí nén cũng tương tự nhự van bi điện. Chúng chỉ khác nhua ở chỗ 1 bên dùng năng lượng điện còn 1 bên là dùng áp lực khí nén để làm chuyển động trụ van. Khi khí nén được đưa vào động cơ, nhờ áp lực khí nén sẽ làm trục van chuyển động 1 góc 90o. Từ đó là quả cầu trong van bi xoay chuyển thực hiện quá trình đóng mở van theo quy trình. Van đóng mở nhanh chỉ khoảng 2s, với các kích cỡ phổ biến từ DN15-DN300.

 Theo thiết kế phần thân

Van bi 1 mảnh 2 mảnh 3 mảnh
Van bi 1 mảnh 2 mảnh 3 mảnh

Một mảnh.

  Đây là dòng van có giá thành rẻ nhất. Van phù hợp với những hệ thống yêu cầu đóng ngắt dòng chảy mà không đòi hỏi cao về áp lực, độ chống ăn mòn hay ma sát trượt. Chúng được có thiết kế phần thân bao quanh bao quanh quả bóng nhờ phương thức ép khuôn hay hàn. Khi đã kết nối van vào hệ thống thì không thể tháo rời để bảo trì hay bảo dưỡng.  Van 1 mảnh thường được dùng cho các hệ thống có tần suất đóng mở ít. Thời gian vận hành và quá trình cố định dòng chảy theo chu kì thấp.

Hai mảnh

Là dòng van có thể tháo rời đẻ kiểm tra, làm sạch và bảo dưỡng. Các mảnh được kết nối với nhau bằng bulong hay ren.

Đây là dòng van được sử dụng phổ biến trong dân dụng. Hay các hệ thống cần đóng ngắt dòng chảy với áp lực và tần suất công việc ở mức vừa phải.

Ba mảnh

Là dòng van bi có giá thành cao nhất. Các mảnh được cố định với nhau bằng các bu lông. Ưu điểm lớn nhất của dòng van này là có thể bảo dưỡng van mà không cần tháo rời toàn bộ chúng ra khỏi hệ thống đường ống.

Đây là dạng van có giá thành cao nhất. Các mảnh được kẹp với nhau bằng kết nối bu lông. Ngoài ra còn có các lớp gioăng làm kín được lắp đặt giữa các vị trí ghép giúp van có độ khít kín tuyệt đối trong quá trình hoạt động. Nhờ cấu tạo này mà dòng van ba mảnh là van có thể được bảo dưỡng mà không cần tháo rời toàn bộ van ra khỏi đường ống.

Theo cấu tạo cửa ra.

Hai cửa – 2 chiều

van bi 2 cửa
van bi 2 cửa

Là dòng van có 2 cửa ra và vào theo đường thẳng. Chúng cho phép van lưu thông với khả năng tuần hoàn theo 2 chiều. Các dòng van bi 2 chiều phần lớn là vận hành bằng tay với 1 đòn bẩy hay sử dụng bộ điều khiển giúp van điều khiển từ động từ xa.

Đây là dòng van có hành trình đóng mở ngắn, nhanh. Nên van sẽ xảy ra hiện tượng búa nước nếu áp lực dòng chảy lớn và tốc độ dòng chảy cao. Vì vậy van cần được lắp đặt ở những hệ thống đường ống phù hợp. Van được ứng dụng rộng rãi cả trong dân dụng và công nghiệp.

 Ba cửa- 3 chiều

Van bi 3 ngã loại chữ L và T
Van bi 3 ngã loại chữ L và T

Là dạng van bi được thiết kế với các kiểu đục lỗ bi theo dạng chữ L và chữ T. Tùy vào nhu cầu của hệ thống mà khách hàng có những lựa chọn phù hợp.

Dạng chữ T:

Là dạng van cho phép dòng chảy chuyển hướng theo góc vuông và theo chiều thẳng của dòng chảy. Chúng chia dòng và hồi lưu dòng chảy. Đây là dòng van đa chức năng nên khi lắp đặt có thể sử dụng với nhiều cách thức giúp tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống.

Dạng chữ L:

Là dòng van cho phép chuyển hướng dòng chảy hoặc đóng ngắt dòng hoàn toàn. Chúng ít cách thức sử dụng hơn dạng chữ t. Tuy nhiên đây lại là dòng van thông dụng. Bởi van hoạt động ổn định và tuổi thọ cao hơn.

Theo thiết kế quả cầu

Dạng quả cầu nổi.

Đây là dạng van bi thông dụng nhất hiện nay. Với bi van nằm trực tiếp trên ghế van.

Dạng Trunnion

Van bi Dạng Trunnion
Van bi Dạng Trunnion

Đối với các loại van bi có đường kính lớn và áp suất vận hành cao thì thường có thiết kế rãnh. Bóng bi được đặt ở phía dưới và trên cùng để giảm tải cho các vòng ghế. Van dạng trunnion thường có momen xoắn thấp hơn. Cấu tạo của lỗ khoan bóng van có thể khác nhau. Tùy vào nhu cầu của hệ thống và mục đích của người sử dụng.

Dạng reduce port.

Van bi dạng full_port_vs_standard_port
Van bi dạng full_port_vs_standard_port

Là dạng van mà phần bi van có lỗ nhỏ hơn đường kính đường ống. Thiết kế này giúp giảm kích thước cảu van bi nên van gọn nhẹ hơn. Tuy nhiên nhược điểm của chúng là giảm thiểu áp suất và lưu lượng lưu chất đi qua van.

Dạng full port.

Là dạng  van bi có lỗ nhỏ hơn đường kính của đường ống. Chúng giúp giảm thiểu kích thước của van bi giúp nó trở nên gọn nhẹ hơn. Tuy nhiên nó lại làm giảm thiểu áp suất, lưu lượng dòng chảy đi qua van.

Dạng V port.

Là dạng van có quả bóng hay ghế van có lỗ hình chữ “V”. Nên tốc độ dòng chảy mong muốn có thể được kiểm soát chính xác hơn bằng cách xoay quả bóng.

Van bi được ứng dụng ở đâu?

Là dòng van công nghiệp đang được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay. Chúng không chỉ được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp mà còn cả trong dân dụng. Cụ thể như:

  • Trong các hệ thống truyền dẫn nước sạch, nước sinh hoạt ở các hộ gia đình, khu chung cư, các toàn nha cao tầng.
  • Trong các hệ thống nồi hơi, lò hơi, hệ thống xả thải từ các lò
  • Trong các nhà máy sản xuất thực phẩm, dược phẩm, đồ uống, nước giải khát
  • Trong các hệ thống dầu khí, nhà máy lọc hóa dầu.
  • Trong các hệ thống khai khoáng, các nhà máy xi măng, gạch men
  • Trong các hệ thống cấp thoát nước hồ bơi, bể bơi
  • Trong các khu nuôi trồng thủy hải sản
  • Trong các hệ thống tưới tiêu nông nghiệp.
  • Trong các ứng dụng hóa học

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về van bi, Ngoài dòng van này chúng tôi còn cung cấp các loại van bướm, van 1 chiều… Các sản phẩm đều đã có sẵn tại kho Hà Nội và kho TP Hồ Chí Minh. Quý khách quan tâm đến sản phẩm cần tư vấn thêm về kỹ thuật hay báo giá van bi cụ thể hãy liên hệ ngay Hotline của chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon