Hệ số ma sát là gì? Lực ma sát là gì?

  Những thông tin kiến thức cụ thể chi tiết về hệ số ma sát, lực ma sát sẽ được tổng hợp ngay tại bài viết này. Đọc và tham khảo để biến những kiến thức này thành của bản thân hoặc tận dụng nó để làm tài liệu tham khảo cho những tiết học vật lý.

Hệ số ma sát

Hệ số ma sát là một đại lượng biểu thị tỷ số của lực ma sát giữa 2 vật bất kỳ dựa trên lực tác dụng đồng thời vào 2 vật đó. Hệ số ma sát là một đại lượng không có đơn vị, nó phụ thuộc vào vào chất làm nên vật.

Hệ số ma sát trượt là hệ số được tính bằng tỷ lệ giữa lực ma sát trượt và độ lớn của áp lực gây ra. Tương tự hệ số ma sát lăn cũng được tính như vậy. Độ lớn của lực ma sát trượt phụ thuộc vào vật liệu ( bản chất vật liệu và các điều kiện trên bề mặt) và độ lớn của áp lực.

Sự hình thành của hệ số ma sát trong cuộc sống hàng ngày
Sự hình thành của hệ số ma sát trong cuộc sống hàng ngày

Các giá trị của hệ số ma sát được quy định như sau:

  • Giá trị từ 0 đến lớn hơn 1 nếu được thực hiện trong điều kiện tốt chẳng hạn như trong trường hợp lốp xe trượt trên bê tông nó tạo ra hệ số ma sát có giá trị là 1,7.
  • Giá trị hệ số ma sát trong khoảng từ 0.3 đến 0.7 đối với sự kết hợp của các vật liệu khô.

  Hệ số ma sát được coi là một đại lượng mang tính thực nghiệm bởi nó được xác định trong quá trình thực nghiệm chứ không phải từ quá trình tính toán. Đối với những bề mặt thô ráp hệ số ma sát được tạo ra sẽ có giá trị cao hơn.

Những nội dung liên quan đến hệ số ma sát

Để hiểu được rõ nhất về hệ số ma sát mọi người cần phải có thêm những thông tin về lực ma sát. Cụ thể như sau:

Lực ma sát là gì?

  Lực ma sát là lực được tạo ra giữa 2 bề mặt tiếp xúc và trượt lên nhau. Nó được xác định nhờ sự kết cầu giữa bề mặt tiếp xúc và lực tác động lên 2 vật thể ma sát vào nhau. Và khối lượng của lực ma sát sẽ phụ thuộc vào góc ma sát và vị trí Công thức tính lực ma sát

Có thể tính được lực ma sát bằng công thức sau:

F =µ.N

Trong đó :

  • F là độ lớn của lực ma sát đơn vị là N( niuton)
  • µ: là hệ số ma sát
  • N là áp lực đơn vị N( niuton)

Khi đặt một vật lên một vật khác thì độ lớn của lực ma sát bằng chính trọng lượng của vật. Khi vật đó bị đẩy đi trên bề mặt thì lúc này lực ma sát sẽ tăng lên và độ lớn lớn hơn trọng lượng của vật. Vì vậy có thể dễ dàng tính được độ lớn của lực ma sát dựa vào công thức nêu trên.

Phân loại lực ma sát

Đối với lực ma sát chúng ta có thể chia ra làm 3 loại:

Lực ma sát trượt

Lực ma sát trượt là lực tác dụng lên vật khi vật trượt trên một bề mặt nào đó. Độ lớn của lực ma sát trượt yếu hơn lực ma sát nghỉ chính vì vậy mà khi di chuyển bạn sẽ thấy một số vật đặt xuống di chuyển sẽ dễ dàng hơn là để nó di chuyển ngay từ đầu.

Lực ma sát trượt được sinh ra khi cho 2 bề mặt vật rắn tác động trượt lên nhau và nó có thể có giá trụ hoặc là không.

Mô hình cụ thể các lực liên quan đến lực ma sát
Mô hình cụ thể các lực liên quan đến lực ma sát

Ví dụ: khi viết chữ lực ma sát trượt được sinh ra giữa đầu bút bi và giấy, khi lực đủ lớn chữ viết được hình thành.

Công thức tính lực ma sát trượt

F= µ.t.N

Trong đó:

  • µ là hệ số ma sát
  • N là lực tác động lên vật
  • t là khoảng thời gian tác động

Lực ma sát nghỉ

Ma sát nghỉ hay ma sát tĩnh là lực được sinh ra sớm hơn giúp vật có thể trượt và di chuyển được. Lực ma sát nghỉ giúp cho vật không trượt đi khi vật phải chịu tác động của những lực khác.

Đặc điểm của lực ma sát nghỉ:

  • Cường độ thay đổi tùy thuộc vào lực tác dụng lên vật và có xu hướng khiến cho vật di chuyển
  • Khi có lực tác dụng lên vật lực ma sát nghỉ sẽ giúp vật luôn ở vị trí cân bằng
  • Công thức:

F =µ. F0

Trong đó F0 là lực tác dụng lên mặt phẳng, µ là hệ số ma sát tĩnh

Dựa vào hình vẽ để có thể xác định các lực tác động lên vật
Dựa vào hình vẽ để có thể xác định các lực tác động lên vật

Lưu ý:

  • Lực ma sát nghỉ sẽ không xuất hiện khi vật đứng yên và chịu tác động của những lực cân bằng
  • Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi các vật đứng yên và chịu tác dụng của các lực không cân bằng

Lực ma sát lăn

Lực ma sát lăn là lực sinh ra khi vật này lăn trên bề mặt của một vật khác. Độ lớn của lực ma sát thường rất nhỏ và nó còn nhỏ hơn độ lớn của lực ma sát trượt và ma sát nghỉ.

Như vậy nhờ có hệ số ma sát mà chúng ta có thể tính được độ lớn của lực ma sát trượt, lực ma sát nghỉ và lực ma sát lăn. Từ đó ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày giúp đỡ con người trong nhiều vấn đề sinh hoạt và lao động.

Auvietco.vn mong rằng những kiến thức ở bài viết này sẽ giúp được các bạn hiểu rõ và nắm rõ được những kiến thức và nội dung về hệ số ma sát. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Hotline: 0968 110 819 để được tư vấn trực tiếp và giải đáp nhanh nhất.

BÀI VIẾT KHÁC CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cập nhật lúc 13:46 – 14/02/2023

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon