Độ nhám bề mặt là gì? Có bao nhiêu phương pháp xác định độ nhám bề mặt. Theo dõi bài viết này để được giải đáp thắc mắc.
Độ nhám bề mặt là gì? Phương pháp xác định độ nhám của bề mặt
Độ nhám bề mặt là một yếu tố rất quan trọng trong gia công cơ khí. Với mỗi sản phẩm khi gia công tuy theo ứng dụng của sản phẩm đó mà độ nhám bề mặt sẽ khác nhau. Độ nhám bề mặt có ảnh hướng rất quan trọng tới hiệu suất và độ bền của sản phẩm. Do đó, việc tìm hiểu độ nhám bề mặt là gì và các phương pháp xác định độ nhám của bề mặt là một điều vô cùng cần thiết.
Độ nhám bề mặt là gì?
Độ nhám bề mặt hay còn gọi là độ độ bóng bề mặt. Tiếng Anh là Surface Roughness.
Độ nhám bề mặt thường được dùng để diễn tả độ gồ ghề của sản phẩm khi gia công. Quá trình gia công tạo ra sản phẩm, khi nhìn bằng mắt thường thì ta thấy bề mặt sản phẩm có độ bóng, nhưng thực tế là có những chỗ trên bề mặt sản phẩm vẫn chưa bằng phẳng. Độ nhám bề mặt chính là thước đo tổng số điểm không đều trên sản phẩm.
Những yếu tố ảnh hưởng đến độ nhám bề mặt
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chi tiết bề mặt gia công, dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất:
- Lượng chạy dao
- Tốc độ cắt
- Thông số của dụng cụ
- Vật liệu gia công
- Sự rung động của hệ thống
- Chiều sâu mặt cắt
Vai trò của độ nhám bề mặt trong cơ khí
Sau khi hiểu được độ nhám bề mặt là gì? bạn có thắc mắc vai trò và tầm quan trọng của độ nhám bề mặt ?.
Độ nhám bề mặt đóng vai trò quan trọng, nó quyết định sự tương tác của các chi tiết với môi trường. Trong ma sát, bề mặt nhám hơn thì có hệ số ma sát lớn và bị mòn nhanh hơn bề mặt mịn. Độ nhám bề mặt thông thường là một dự đoán tốt cho hiệu quả sử dụng của những chi tiết cơ khí, bởi vì những bất thường trên bề mặt sản phẩm có thể hình thành những nứt tế vi hoặc bị ăn mòn. Mặc khác, độ nhám bề mặt có thể hỗ trợ khả năng bám dính của sản phẩm.
Độ nhám một sản phẩm có thể được đo bằng cách so sánh bằng mắt thường với “máy so sánh độ nhám bề mặt”, nhưng nhìn chung, phép đo biên dạng bề mặt thường được thực hiện bằng máy đo độ nhám. Chúng có thể là loại tiếp xúc hay quang học (ví dụ: kính hiển vi tiêu điểm quét laze).
Tuy nhiên, độ nhám được kiểm soát có thể được như bạn mong muốn. Ví dụ như bề mặt bóng có thể sáng bóng khi nhìn bằng mắt thường và tay người, vì vậy cần phải kiểm soát độ nhám. Đây là một trong những trường hợp và cả tần số và biên độ đều rất quan trọng.
Các thuật ngữ tiêu chuẩn độ nhám bạn cần biết
- Độ chính xác gia công: Là mức chính xác đạt được sau khi gia công so với yêu cầu ban đầu của thiết kế mà bạn muốn.
Trên thực tế thì độ chính xác của gia công được được thể hiện bằng các sai số về kích thước, sai lệch kích thước hình học, Sai lệch vị trí của hình học của chi tiết biểu hiện bằng sự đúng và sai.
- Cấp chính xác: Cấp chính xác được quy định tại trị số từ nhỏ tới lớn theo độ chính xác của kích thước
Cấp độ chính xác được chia làm 20 loại khác nhau, được đánh số thứ tự theo độ chính xác giảm dần như sau: 01, 0, 1, 2, 3, 4,… 13, 14, 15, 16, 17, 18. Trong đó gồm:
- Từ cấp 01 đến cấp 1: Đây là cấp siêu chính xác
- Từ cấp 1 đến cấp 5: Đây là các cấp có độ chính xác cao, cấp này thể hiện cho những chi tiết chính xác và dụng cụ đo.
- Từ cấp 6 đến cấp 11: Đây là các cấp chính xác bình thường, Các cấp này thường được áp dụng cho các chi tiết lắp ghép.
- Từ cấp 12 đến cấp 18: Đây là các cấp có độ chính xác thấp, Các cấp này thường được dùng cho các chi tiết tự do.
Các chữ viết tắt và ký hiệu của biểu đồ độ nhám bề mặt bạn nên biết
Khi tìm hiểu về độ nhám bề mặt là gì và cách đọc biểu đồ về độ nhám của bề mặt thì bạn sẽ thấy các ký hiệu như: Rsk, Rq, Rz, Rlu, Ra,… và bạn thắc mắc nó là gì? Thì câu trả lời cho bạn là nó chính là đơn vị được dùng để đo độ hoàn thiện bề mặt gia công của sản phẩm.
- Ra – Là độ nhám trung bình của bề mặt. Là giá trị trung bình tuyệt đối của profin trong chiều dài L. Thường sử dụng để đánh giá độ nhám từ cấp 5 – cấp 11
- Rmax – Là khoảng cách từ đỉnh tới vị trí đáy thấp nhất
- Rz – là chiều cao tối đa
- Rlu – là lượng ánh sáng được đo bằng máy ATP
Phương pháp xác định độ nhám của bề mặt
Các phương pháp khác thường được sử dụng để đánh giá được độ nhám bề mặt. Có thể chia thành ba loại:
- So sánh sản phẩm với những bề mặt được thử nghiệm tiêu chuẩn
- Dùng dụng cụ đo điện tử ( Đầu đo, bút đo, đầu dò, kim đo, chốt dò, mũi đo,…)
- Dùng kỹ thuật quang học (quan sát phóng đại vật thể dưới kính hiển vi hoặc các thấu kính khác
Với những chia sẻ trên đây chắc hẳn bạn đã biết độ nhám bề mặt là gì và các phương pháp xác định độ nhám của bề mặt. Hy vọng sẽ giúp bạn lựa hiểu được các cấp, các ký hiệu và các phương pháp đo được độ nhám bề mặt. Đồng thời, tiêu chuẩn độ nhám bề mặt cũng sẽ hỗ trợ bạn chọn lựa được dòng sản phẩm tốt nhất. Chúc bạn thành công!.
Nguồn:https://auvietco.vn/
Cập nhật lúc 10:21 – 27/12/2022
Bài viết liên quan
Van 1 chiều tên tiếng anh là gì?
Van 1 chiều có tên tiếng anh là gì? Đây là câu hỏi nhận được [...]
Th4
Giải thích ký hiệu van 1 chiều trong hệ thống kỹ thuật hiện nay.
Ký hiệu van 1 chiều chúng ta cần phải biết để sử dụng bởi vì [...]
Th4
Đồng hồ nước có van 1 chiều không? | Giải Đáp – Tư Vấn
Đồng hồ nước có van 1 chiều không? Đây là câu hỏi đang nhận [...]
Th4
Van 1 chiều máy bơm nước là gì? Công dụng của van 1 chiều máy bơm nước
Van 1 chiều máy bơm nước là phụ kiện quan trọng trong các hệ thống [...]
Th4
Van 1 chiều máy lọc nước: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và công dụng
Van 1 chiều máy lọc nước là phụ kiện không thể thiếu trong các hệ [...]
Th4
Van 1 chiều bình nóng lạnh: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và công dụng
Van 1 chiều bình nóng lạnh là thiết bị không thể thiết trong các hệ [...]
Th4