So sánh van cổng và van cầu có thể giúp cho các bạn có thể phân biệt được, van cổng và van cầu cùng có khả năng điều khiển dòng chảy, khí, hơi,… hình dáng bên ngoài có thể bị nhầm lẫn nếu các bạn chưa bao giờ tiếp xúc với 2 dòng van trên. Hãy tìm hiểu và so sánh chi tiết 2 dòng van này ở dưới bài viết này.
Đôi nét về dòng van cổng và van cầu
Van cổng (van cửa – van chặn)
Van cổng hay còn gọi là van cửa – van chặn với tên tiếng anh là Gate valve. Được sản xuất nhằm lắp đặt vào các đường ống với mục đích điều khiển các dòng lưu chất. Với cấu tạo đơn giản khi hoạt động, cánh van sẽ được nâng lên hạ xuống để thực hiện quá trình đóng/mở. Chúng tôi khuyến cáo không nên sử dụng van cổng để điều tiết lưu lượng dòng chảy, như vậy sẽ gây ảnh hưởng tới cánh van vì luôn luôn phải chịu áp lực từ dòng lưu chất gây mòn cánh van.
Van cầu (van chữ ngã)
Van cầu còn có cái tên gọi khác là van chữ ngã – van yên ngựa, dòng van này có tên gọi tiếng anh là Globe Valve. Được sử dụng để điều khiển dòng lưu chất như chất lỏng, khí trong hệ thống đường ống. Với cấu tạo đĩa van là một dạng hình côn, yên ngựa, nút chai rất khác so với dòng van cổng. Dòng van này khi được sử dụng để điều tiết lưu lượng dòng chảy sẽ tránh việc gây ra hư hỏng hoặc mòn cánh van hơn so với các dòng van khác.
Ưu điểm và nhược điểm của van cổng
Ưu điểm van cổng
- Khi van hoạt động thì ở trạng thái mở đĩa van được đưa lên trên ra khỏi hệ thống đường ống. Giúp cho dòng chảy của lưu chất không bị cản trở điều này không làm giảm lưu lượng dòng chảy và áp suất tạo được hiệu suất vượt trội hơn
- Thời gian đóng mở van chậm, không gây ra hiện tượng búa nước, chênh áp giúp bảo vệ cánh van an toàn
- Đa dạng kiểu van như dạng van cổng ty nổi, van cổng ty chìm phù hợp với từng hệ thống
- Được sản xuất bởi các chất liệu khác nhau như gang, nhựa, inox, đồng qua đó chúng ta có thể đưa ra nhiều lựa chọn phù hợp với môi trường hoạt động như nước, xăng dầu, axit, hóa chất,…
- Đa dạng kiểu kết nối như nối ren, nối bích, nối hàn, tùy theo từng kiểu kết nối có đặc điểm riêng mà các bạn nên lưu ý
- Với cấu tạo đơn giản dễ dàng cho việc lắp đặt, thay thế, bảo trì, bảo dưỡng
Nhược điểm của van cổng
- Dòng van này không thể sử dụng cho việc điều tiết dòng chảy, như vậy sẽ khiến cánh van bị mòn và hư hỏng
- Thao tác thực hiện quá trình đóng mở chậm hơn so với các dòng van khác
- Không phù hợp sử dụng trong các môi trường cặn bẩn, dạng bùn,… điều này sẽ khiến cho van dễ bị kẹt
- Trong trường hợp cánh van không được đóng mở hoàn toàn sẽ gây ra về hiện tượng rung lắc, tạo tiếng ồn lớn
Ưu điểm và nhược điểm của van cầu
Ưu điểm của van cầu
- Cấu tạo đơn giản dễ dàng vận hành thông qua hệ thống điều khiển tay quay, điều khiển điện, khí nén
- So với van cầu thì dòng van này có độ bền cao hơn, cánh van không bị tác động trực tiếp tới dòng chảy lưu chất vì có cấu tạo hình chữ Z, R, Y và chữ ngã, nhờ những cấu tạo như vậy có thể lắp đặt dễ dàng ở các không gian chật hẹp hay rộng rãi phù hợp với hệ thống
- Đĩa van được thiết kế không gắn với trục cho phép van hoạt động giống như dòng van 1 chiều
- Đa dạng môi trường sử dụng, có thể sử dụng trong hệ thống nước, hệ thống hơi, khí nén.
- Sản xuất với đa dạng về chất liệu như gang, đồng, inox tùy vào từng môi trường của hệ thống chúng ta có thể lựa chọn chất liệu phù hợp
- So với dòng van cổng thì quá trình đóng mở được diễn ra nhanh hơn, tiết kiệm được thời gian vận hành
- Bộ phận đĩa van được sử dụng chặn trực tiếp dòng lưu chất, giúp đóng chặt hơn và tránh tình trạng rò rỉ hơn so với các dòng van khác
- Đa dạng về kích thước cũng như về kiểu kết nối: nối ren, nối bích phù hợp lắp đặt cho các hệ thống đường ống dẫn hiện nay
Nhược điểm van cầu
- Trong quá trình hoạt động thông thường sẽ bị mất áp suất, giảm lưu lượng dòng chảy bởi vì cấu tạo của van làm cho van bị cản lại và chuyển hướng
- Trọng lượng van nặng hơn so với các dòng van có cùng kích thước khác
- Bộ phận mặt ghế van với đĩa van tiếp xúc trực tiếp với dòng lưu chất sẽ dễ gây ăn mòn
- Thông thường so với các dòng van cùng kích cỡ thì dòng van này cần một lực lớn hơn để thực hiện quá trình đóng/mở
- Van cầu có giá thành cao hơn so với các dòng van cùng loại khác
So sánh van cổng và van cầu có gì khác biệt
Điểm giống nhau
- Được sử dụng để điều khiển dòng lưu chất chảy trong hệ thống
- Có nguyên lý hoạt động giống nhau, sử dụng các bộ vận điều khiển tay quay, điện để vận hành
- Hệ thống hoạt động của đĩa van theo cùng một kiểu đó là nâng lên và hạ xuống nhờ bộ phận điều khiển
- Được chế tạo bởi các chất liệu như gang, đồng, inox và đa dạng kiểu kết nối như nối ren, nối bích có thể phù hợp lắp đặt tùy vào môi trường của từng hệ thống
- Được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp hiện nay như xử lý nước thải, cung cấp nước sạch, hệ thống tưới tiêu tự động, xử lý hóa chất,…
Điểm khác nhau
Đặc điểm | Van cổng | Van cầu |
Kết cấu đĩa van | Đĩa van dẹt nằm thẳng đứng | Đĩa van yên ngựa, chữ ngã nằm ngang |
Kết cấu thân van | Được nối thẳng với nhau, đĩa van khi mở không hoàn toàn không cản trở dòng lưu chất, nên giữ nguyên được áp suất | Được ngăn thành 2 khoang, điều này làm mất áp suất cũng như giảm lượng lưu chất đi qua van |
Nguyên lý làm việc | Sử dụng bộ phận điều khiển tay quay, điện tác động vào đĩa van dẹt được lắp vuông góc với đường ống, khi quá trình mở diễn ra đĩa van được đưa ra khỏi dòng lưu chất, để không gây cản trở và làm mất áp suất. | Sử dụng bộ phận điều khiển tay quay, điện tác động lên đĩa van được lắp song song với dòng chảy, với cấu tạo chữ ngã, yên ngựa trong quá trình hoạt động sẽ gây ra cản trở dòng chảy khi muốn mở van hoàn toàn. |
Khả năng | * Chỉ được dùng để đóng/ngắt dòng lưu chất
* Không nên sử dụng để điều tiết vì có thể gây hư hỏng cánh van |
* Được dùng để đóng/ngắt dòng lưu chất
* Dòng van cầu có khả năng điều tiết lưu lượng dòng chảy vô cùng chính xác |
Chu trình hoạt động | Chu trình đóng mở nhanh hơn, tiết kiệm chi phí vận hành | Chu trình đóng mở và điều tiết lâu hơn |
Lắp đặt | Có khả năng vận hành theo 2 chiều nên không quan trọng lắp đặt theo chiều nào cả. | Lắp đặt đúng chiều vận hành của hệ thống. Vì dòng van cầu chỉ vận hành theo 1 chiều cố định |
Công suất dòng chảy | Cao hơn | Thấp hơn |
Vận hành | Cần một lực vừa phải để vận hành đóng/mở | Cần lực lớn hơn để vận hành đóng van khi có áp suất lớn |
Hoạt động trong môi trường khắc nghiệt | Có thể sử dụng và hoạt động tốt trong môi trường có áp suất cao, không bị ảnh hưởng bởi áp suất và khả năng đóng kín cực kì tốt | Thông thường chỉ sử dụng trong các hệ thống áp suất dòng chảy trung bình, không nên sử dụng trong môi trường có áp suất cao điều này sẽ khiến van không thể đóng kín và bị rò rỉ ra ngoài |
Giá thành | Rẻ hơn | Đắt hơn |
Ứng dụng thực tế của van cổng và van cầu
Van cầu và van cổng được sử dụng rất nhiều trong các hệ thống công nghiệp và dân dụng
- Hệ thống điều tiết dòng chảy trong các hệ thống điều khiển nước thải, nước sạch
- Hệ thống làm mát, điều khiển khí
- Sử dụng trong hệ thống nắp nồi hơi, hệ thống thoát nước, xử lý các chất hóa học, xăng dầu
- Hệ thống xử lý và thu gom nước thải
- Ứng dụng trong nên công nghiệp sản xuất xi măng, dệt, nhuộm
- … và còn nhiều ứng dụng khác
Nên chọn van cổng hay van cầu để sử dụng
Qua những so sánh trên Van điện Đài Loan hy vọng các bạn có thể ứng dụng để lựa chọn cho mình một dạng van phù hợp. Mỗi hệ thống có các ưu cầu khác nhau qua đó các bạn có thể tham khảo dòng van nào để có thể phù hợp với hệ thống của mình.
Các bạn cần quan tâm tới:
- Hệ thống cần đóng/mở hoàn toàn (van cổng) hay sử dụng để điều tiết dòng chảy ( van cầu)
- Môi trường hoạt động để lựa chọn chất liệu van
- Quan tâm tới áp suất dòng chảy để lựa chọn van phù hợp
- Không gian lắp đặt của hệ thống
Nếu các bạn có thắc mắc gì về những thông tin trên hoặc cần tư vấn về kỹ thuật xin vui lòng liên hệ tới HOTLINE: 0968 110 819 để được phản hồi nhanh nhất.
Cập nhật lúc 15:32 – 01/04/2024
So sánh rất chi tiết, mình cũng đang phân vân để lựa chọn không biết cái nào phù hợp