Cách đo chiều cao không phải chỉ sử dụng thước dây mà bạn có thể dùng với những cách khác. Để biết tại sao cần phải đo chiều cao và có những phương pháp đo chuẩn nào. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý 3 cách hiệu quả và đơn giản nhất. Bên cạnh đó là một số mẹo đo hay, các bạn hãy theo dõi và tham khảo ngay nhé!
Lợi ích của việc đo chiều cao thường xuyên
Chiều cao là chỉ số dùng để phản ánh sức khỏe, phát triển của cơ thể mỗi người. Chính vì thế, việc đo chiều cao thường xuyên sẽ giúp bạn theo dõi được sức khỏe của mình đến đâu.
Thời điểm hiện tại so với trước đó bạn sẽ nhận thấy có sự thay đổi khi sử dụng cách đo chiều cao. Từ đó, bạn có thể nắm được kết quả và đưa ra kế hoạch tăng chiều cao hay không. Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, phương pháp vận động, tập luyện ra sao.
Hơn nữa, nếu chiều cao không tăng lên thì có nghĩa là đang thiếu canxi, Photpho. Nặng hơn nữa là tình trạng về sụn tăng trưởng có dấu hiệu bị lão hóa.
Gợi ý 3 cách đo chiều cao hiệu quả
Dưới đây là 3 gợi ý trong cách đo chiều cao mà chúng tôi mang đến cho các bạn, cụ thể:
Dùng thước đứng đo chiều cao
Để đo chiều cao hiệu quả nhất thì chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng thước đứng. Loại thước này có vạch chia rõ ràng và có thanh trượt tiện lợi. Cách sử dụng loại thước này như sau:
- Bước 1: Thước đứng sẽ được đặt ở nơi bằng phẳng và để thanh trượt ở điểm bắt đầu.
- Bước 2: Đứng thẳng người và sát vào thước đo. Sau đó điều chỉnh để cổ, lưng, gót chân thẳng nhau và mắt nhìn thẳng phía trước.
- Bước 3: Tiếp theo di chuyển thanh trượt chạm nhẹ đỉnh đầu và giữ cố định.
- Bước 4: Sau khi đã cố định thanh trượt thì bạn bước ra khỏi thước.
Đối với thước đứng thường thì chiều cao sẽ được tính từ mặt đất đến thanh trượt. Còn nếu là thước đứng điện tử thì chỉ số chiều cao hiển thị ngay trên màn hình của thước.
Cách đo chiều cao bằng thước dây
Thước dây là dụng cụ đo chiều cao rất phổ biến, hầu như ai cũng có. Cách thực hiện đo chiều cao bằng thước dây như sau:
- Bước 1: Đứng thẳng người và dùng ngón chân kẹp đầu thước dây ở mức 0.
- Bước 2: Người phải giữ thẳng, cố định và kéo thước dây lên đỉnh đầu, kẹp chặt.
- Bước 3: Chỉ số chiều cao của bạn chính là vị trí mà ngón tay bạn kẹp lại.
Nếu tự mình đo thì có thể sẽ sai sót, bởi vậy để chính xác nhất thì bạn nên đứng trước gương hoặc nhờ người đo.
Sử dụng thước tạm đo chiều cao
Dùng thước tạm cũng là một cách rất hay để đo chiều cao. Tuy nhiên, cách làm này hơi cầu kỳ và tốn nhiều thời gian nhưng vẫn cho độ chính xác cao.
Thước tạm là những đồ dùng mà bạn nhìn thấy hàng ngày như: Giày, tờ tiền, khổ giấy in,… Để hỗ trợ cho thước tạm thì cần bút, một sợi dây thừng. Các bước tiến hành như sau:
- Để sợi dây lên mặt sàn thật thẳng và đặt giày lên sợi dây.
- Lấy bút đánh dấu chiều dài của giày vào sợi dây.
- Đánh dấu đến mức 1m80 thì dừng lại.
- Giữ cho dây thẳng là dán băng keo để cố định sợi dây.
Cách đo chiều cao bằng thước tạm, đó là:
- Bước 1: Đứng thẳng người vào tường bên cạnh thước đo.
- Bước 2: Lưng, cổ, chân tạo thành đường thẳng tắp và và áp vào tường.
- Bước 3: Dùng thước và ngắm chuẩn để lấy được chỉ số đo chiều cao của mình.
Mẹo đo không cần thước dây hiệu quả chuẩn
Nếu bạn không có thước dây, thước đứng thì có thể dùng các cách đo chiều cao dưới đây.
Dùng thước kẻ
Đây cũng là mẹo hay nhưng hơi tốn thời gian một chút. Khi đo thì bạn cần một chiếc bút, đo đến đâu đánh dấu đến đó. Sau đó cộng tất cả các con số đã đo lại và tổng sẽ là chiều cao của bạn.
In thước ra giấy để đo
Lên mạng, tìm thước đo chiều cao và in ra giấy. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đến tỷ lệ của giấy in để chọn thước đo phù hợp.
Cách đo chiều cao trên điện thoại
Đo chiều cao trên điện thoại là sử dụng ứng dụng đo. Cách làm này nhanh và chuẩn. Bạn tải ứng dụng về máy, quay hình ảnh của mình, dùng phần mềm đo tự động là sẽ cho ra kết của chiều cao của mình.
Một số lưu ý khi đo chiều cao để có kết quả chuẩn nhất
Khi đo chiều cao thì bạn cần lưu ý những điều sau đây để có kết quả đúng, cụ thể:
- Cách đo chiều cao chuẩn nhất là vào sáng sớm khi ngủ dậy. Xương và các đĩa đệm đều ở vị trí bình thường nên kết quả sẽ chuẩn nhất.
- Tuyệt đối không đứng cong lưng, cong chân, bởi như vậy chỉ số không chính xác. Khi đo nên giữ thẳng người, lưng, cổ, đầu và chân phải thẳng và cố định.
- Không sử dụng giày, nón và các phụ kiện khác khi đo chiều cao. Đương nhiên tóc cũng phải thả xuống.
Bài viết trên đây Auvietco.vn chia sẻ về các cách đo chiều cao mang lại hiệu quả tốt nhất mà chúng tôi mang đến cho các bạn. Hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có thêm những cách đo chiều cao hay ngoài việc sử dụng thước dây
.BÀI VIẾT KHÁC CÓ THỂ BẠN THAM KHẢO
- Cao độ là gì? Thế nào là cao độ trong xây dựng
- Thước cặp là gì? Và cách đo thước cặp đơn giản
- Thang đo là gì? Tìm hiểu các loại thang đo trong nghiên cứu
Cập nhật lúc 13:42 – 14/02/2023
Bài viết liên quan
Kiểm định là gì ? Tìm hiểu về kiểm định
Chúng ta vẫn thường nghe đến từ ngữ này rất nhiều, chả hạn như kiểm [...]
Th12
RMS là gì? Và cách chọn RMS cho amply như thế nào?
Khái niệm RMS là gì chắc hẳn là mối qua tâm của nhiều người vì [...]
Th12
Thuật ngữ Conductor là gì? Cần hiểu gì về Conductor?
Conductor là gì là câu hỏi được hầu hết mọi người đặt ra khi lần [...]
Th12
Tốc độ gió là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ gió
Tốc độ gió, còn được gọi là vận tốc dòng chảy, là một yếu tố [...]
Th12
Từ tính là gì? Những kiến thức về từ tính bạn nên biết
Từ trường là một dạng năng lượng tồn tại trong môi trường quanh ta. Từ [...]
Th12
Tìm hiểu VỀ Semiconductor Và Những Tính Chất Cơ Bản
Semiconductor là gì? Có những loại Semiconductor nào? Tính chất? Các ứng dụng của Semiconductor [...]
Th12