Trong quá trình xây dựng công trình, cao độ cũng là một trong những yếu tố vô cùng được chú trọng bởi nó ảnh hưởng đến toàn bộ các thiết kế công trình sau này. Vậy bạn đã hiểu cao độ trong xây dựng là gì chưa? Tại sao cao độ trong xây dựng lại quan trọng? Chúng ta hãy cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé..
Thế nào là cao độ trong xây dựng?
Cao độ trong xây dựng hay còn được những người trong chuyên ngành gọi là “cốt” công trình (cos), bạn có thể sử dụng 2 cách gọi chính thức này trong quá trình thi công xây dựng. Cao độ trong xây dựng là quá trình nghiên cứu và đo đạc tỉ mỉ độ cao, độ dốc, hướng dốc của khu vực chuẩn bị thi công.
Tầm quan trọng của việc đo cao độ trong xây dựng công trình
Việc tiến hành đo đạc đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong xây dựng. Các chỉ số đo được sẽ ảnh hưởng toàn bộ đến các thiết kế xây dựng của công trình đó trên khu vực tiến hành dự án. Việc xác định chính xác độ cao sẽ giúp cho quá trình xây dựng được diễn ra suôn sẻ hơn và đẩy nhanh được tiến độ.
Ngoài chỉ số chính xác, một công trình muốn hoàn thiện, quy hoạch thêm được các công trình phụ trợ còn cần những yếu tố sau: Hệ thống giao thông, hệ thống đường ống nước, thoát nước,… Từ đó hạn chế được việc ngập nước, đồng thời biết cách quy hoạch phù hợp với địa hình.
Bên cạnh đó, giúp thể hiện độ cao của vị trí cần đo, vẽ bản đồ trong không gian ba chiều,… Chỉ khi nào có chỉ số cao độ chính xác mới có thể bắt đầu thiết kế công trình nhà ở, cùng với các công trình phụ trợ.
Cách tính và ký hiệu cao độ trong xây dựng
Dưới đây là cách tính chính xác và ký hiệu cụ thể được quy định trong xây dựng.
Cách tính cao độ chuẩn xác trong xây dựng
Trong quá trình đo đạc công trình, trong xây dựng là khoảng cách từ mặt phẳng được lấy làm chuẩn (ví dụ như sàn tầng 2) đến một vị trí khác (có thể cao hơn hoặc thấp hơn vị trí lấy làm chuẩn). Đơn vị của được tính bằng mét, độ chính xác lấy đến 3 chữ số thập phân bắt đầu sau dấu phẩy. Vị trí cao hơn sàn chuẩn sẽ có cao độ dương, còn thấp hơn sẽ có cao độ âm.
Cao độ trong xây dựng có ký hiệu như thế nào?
Ký hiệu của trong thiết kế xây dựng là hình tam giác đều, một nửa trắng, một nửa đen cùng với chú thích số bên trên. Bề mặt chuẩn quy định ±0.000. Tùy vào vị trí cao hơn hay thấp hơn mà trước số sẽ có kí hiệu (+) hoặc (-).
Phương pháp đo cao độ chuẩn xác trong xây dựng
Ngoài việc nắm vững kiến thức trong xây dựng, chúng ta còn cần phải biết được cách đo cao độ của công trình bằng những thiết bị chuyên dùng. Hiện nay, thiết bị được nhiều người sử dụng nhất và được coi là chuẩn xác nhất khi đo lường trong xây dựng là máy thủy bình.
Việc đo độ cao bằng máy thủy bình giúp chúng ta tìm ra được sự chênh lệch về độ cao giữa các điểm đã được quy định sẵn. Từ đó sẽ ra được kết quả chính xác cần đo. Dưới đây là các bước đo cao độ bằng máy thủy bình:
Chọn vị trí đặt máy thủy bình
Tùy theo từng địa hình khu vực khác nhau mà vị trí đặt thiết bị đo ccũng khác nhau. Tuy nhiên, dù ở bất kì vị trí nào thì máy thủy bình cũng cần được đặt ở vị trí cao hơn vị trí làm mốc. Nơi đặt máy phải khô ráo, không được sạt, lún vì máy cần phải được đặt chắc chắn, cân bằng.
Cân bằng máy thủy bình
Đầu tiên, đặt máy thủy bình lên chân máy. Sau đó, đặt bọt thủy tròn nằm trên đường thẳng tưởng tượng đi qua 2 ốc trên máy. Để đưa bọt nước vào vị trí cần bằng thì vặn 2 ốc trên đế máy cùng chiều với nhau. Sau đó dùng con ốc thứ 3 để điều chỉnh bọt nước sao cho ở vị trí cân bằng nhất.
Tiến hành đo
Người đo sẽ ngắm các điểm đã xác định sẵn nhờ mia, sau đó điều chỉnh máy sao cho hình ảnh hiện lên rõ ràng nhất. Thông số trên mia sẽ được đọc theo hàng m và dm, những khoảng đen trắng đỏ trên mia tương ứng với 0.1dm. Cuối cùng dựa vào những con số đo đạc được để tính toán cho ra kết quả cao độ cuối cùng.
Tính cao độ
Giả sử bạn muốn tính cao độ từ điểm A cho tới điểm B. Đầu tiên bắt ảnh mia dựng tại điểm A và đọc chỉ số giữa a. Sau đó quay máy sang điểm B, đọc số đọc chỉ giữa trên mia tại điểm B là b. Công thức tính từ điểm A tới điểm B là: h=a-b. Vậy độ cao của B sẽ là hB= h+ (a-b).
Trên đây là toàn bộ những thông tin Auvietco.vn thống kê về cao độ trong xây dựng hữu ích mà chúng tôi muốn chia sẻ tới mọi người để mọi người hiểu thêm hơn. Mong rằng với những thông tin này, bạn đã có thêm kiến thức về cách đo bằng máy thủy bình trong xây dựng và có cơ hội vận dụng.
BÀI VIẾT KHÁC BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
- Gợi Ý 3 Cách Đo Chiều Cao Hiệu Quả Và Mẹo Đo Chuẩn Nhất
- Thang đo là gì? Tìm hiểu các loại thang đo trong nghiên cứu
- Tìm hiểu chuẩn độ là gì – Công dụng của chuẩn độ
- Panme là dụng cụ cơ khí dùng để làm gì?
Cập nhật lúc 11:31 – 14/02/2023
Bài viết liên quan
Kiểm định là gì ? Tìm hiểu về kiểm định
Chúng ta vẫn thường nghe đến từ ngữ này rất nhiều, chả hạn như kiểm [...]
Th12
RMS là gì? Và cách chọn RMS cho amply như thế nào?
Khái niệm RMS là gì chắc hẳn là mối qua tâm của nhiều người vì [...]
Th12
Thuật ngữ Conductor là gì? Cần hiểu gì về Conductor?
Conductor là gì là câu hỏi được hầu hết mọi người đặt ra khi lần [...]
Th12
Tốc độ gió là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ gió
Tốc độ gió, còn được gọi là vận tốc dòng chảy, là một yếu tố [...]
Th12
Từ tính là gì? Những kiến thức về từ tính bạn nên biết
Từ trường là một dạng năng lượng tồn tại trong môi trường quanh ta. Từ [...]
Th12
Tìm hiểu VỀ Semiconductor Và Những Tính Chất Cơ Bản
Semiconductor là gì? Có những loại Semiconductor nào? Tính chất? Các ứng dụng của Semiconductor [...]
Th12