Nên lựa chọn van bướm hay van cổng: Giải pháp nào tốt hơn

Van bướm hay van cổng sử dụng tốt cho hệ thống. Hai dòng van này vừa có những nét tương đồng vừa có sự khác biệt cơ bản. Mời các bạn cùng chúng tôi đi so sánh van bướm và van cổng để tìm ra được nét tương đồng và sự khách biệt này nhé!

Đôi nét về van bướm và van cổng

Trước khi đi tìm điểm giống và khác nhau, chúng ta cùng đi tìm hiểu đôi nét về van bướm và van cổng.

Lựa chọn van bướm hay van cổng

Van bướm là gì?

Van bướm – Butterfly valve là dòng van đóng mở nhanh. Bằng cách xoay tay cầm một góc 90o hay sử dụng thiết bị truyền động điện, khí nén để làm quay thân van và đĩa van. Khi đĩa van vuông góc với dòng chảy van đóng hoàn toàn, khi đĩa van song song với dòng chảy van mở hoàn toàn.

Van bướm

Van bướm được sử dụng để chặn hay mở, điều tiết dòng lưu chất đi qua. Van được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống, thiết bị cấp thoát nước, khí, hơi, hóa chất, dung dịch, chất bột…

Van cổng là gì?

Van cổng – Gate valve là dòng van được đặt tên theo đĩa của nó. Chúng đóng mở bằng cách nâng lên hay hạ xuống đĩa van như nâng sập một cánh cửa.

Van cổng

Van thường được lắp đặt ở đầu hay cuối đường ống của hệ thống. Van được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống cấp thoát nước sạch, xử lý nước thải, các hệ thống PCCC, hệ thống thuỷ điện…

So sánh van bướm và van cổng

Giống nhau

  • Đều được sử dụng để mở hay ngắt dòng chảy
  • Đều là dạng van 2 chiều cho phép dòng chảy đi theo 2 hướng khác nhau
  • Đều được lắp đặt ở các vị trí tương đương nhau như đầu hay cuối các đường ống
  • Đều được kết nối hệ thống đường ống kiểu lắp bích
  • Đều được vận hành thủ công hay tự động
  • Đều có môi trường làm việc tương đương nhau. Bởi đều được chế tạo từ chất liệu tương đương.

Khác nhau giữa van bướm và van cổng

 Đặc điểm Van bướm Van cổng
 Ngoại hình  Thân van mang thiên hướng cao và nhiều góc cạnh hơn, các bộ phận khác được bao bọc trong thân van.  Thân van thiết kế dạng hình tròn, ngoài trục các bộ phận được lộ ra bên ngoài
 Thiết kế  Đơn giản hơn, nhỏ gọn hơn, nhẹ hơn.  Phức tạp, khá nặng và cồng kềnh
 Kích cỡ  Van bướm DN50, Van bướm DN65, Van bướm DN80, Van bướm DN100, ….  Van cửa DN15, Van cửa DN20, Van cửa DN25, Van cửa DN32, Van cửa DN40, Van cổng DN50, Van cổng DN65, Van cổng DN80, DN100, … DN1200

 

 Vật liệu chế tạo  Không có đồng  Ngoài gang, inox, thép, nhựa còn có đồng
 Cơ chế vận hành  Đĩa van xoay góc 90o quanh trục để đóng mở.  Đĩa van di chuyển lên xuống để đóng mở thông qua chân ren được tiện sẵn ở trục.
 Thời gian đóng mở  Đóng mở nhanh hơn, dễ bị búa nước  Cơ cấu đóng mở chậm, hạn chế sook áp.
 Điều tiết lưu lượng  Điều chỉnh, điều tiết lưu lượng  Chỉ đóng/ mở
 Vận hành  Ngoài tay quay còn có tay gạt  Chỉ có tay quay
 Kiểu kết nối  Mặt bích, không có kết nối ren  Nối ren, mặt bích
 Tiêu chuẩn kết nối  Lắp đặt lẫn các tiêu chuẩn mặt bích  Đúng tiêu chuẩn mặt bích
 Không gian lắp đặt  Tốn ít không gian  Không gian rộng
 Áp suất hoạt động  Thấp hơn  Cao hơn
 Môi trường sử dụng  Ngoài nước còn khí nén, hơi  Chủ yếu chất lỏng
 Tổn thất áp suất  Đĩa nằm trong dòng chảy lưu chất khi mở nên dòng chảy bị cản trở. Áp suất bị giảm khi đi qua van.  Đĩa van không nằm trong dòng chảy lưu chất khi van mở nên dòng chảy không bị cản trở. Ít bị tổn thất áp suất
 Tồn đọng lưu chất  Lưu chất đọng lại trong đường ống  Không bị đọng lưu chất
 Chi phí  Rẻ hơn đặc biệt là các kích cỡ lớn  Cao hơn

Trên đây là những chia sẻ của Auvietco.vn về những nét tương đồng và khác biệt giữa van cổng và van bướm. Hi vọng những chia sẻ này giúp khách hàng nắm được những thông tin cơ bản của 2 dòng van này để từ đó có thể lựa chọn được dòng van phù hợp nhất cho hệ thống của mình.

BÀI VIẾT KHÁC CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cập nhật lúc 15:11 – 21/08/2024

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon