Van bướm công nghiệp là dòng van công nghiệp đang được ưa chuộng ở nhiều nhà máy xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất hiện nay. Vậy van bướm công nghiệp là gì? Có những loại van bướm công nghiệp nào đang được sử dụng phổ biến hiện nay? Mời các bạn cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên ở bài viết dưới đây nhé.
Van bướm công nghiệp là gì?
Van bướm công nghiệp là thiết bị quay 1/4, chúng được sử dụng để kiểm soát hay điều tiết dòng chảy lưu chất ở các hệ thống đường ống của các khu công nghiệp. Với tính ứng dụng cao, cấu tạo đơn giản trọng lượng nhẹ, khả năng đóng mở nhanh, độ cản dòng chảy thấp. Không những thế so với van cổng thì việc lắp đặt van bướm đơn giản hơn. Còn so với van bi thì chi phí thay thế, sửa chữa thường ít hơn.
Van bướm công nghiệp thường được chế tạo từ chất liệu gang, inox với gioăng làm kín từ vật liệu kim loại hay vật liệu mềm như cao su EPDM với đa dạng về kích cỡ từ DN40 – DN1000. Van được kết nối hệ thống đường ống theo kiểu wafer, lug hay mặt bích. Chúng được điều khiển thủ công bằng tay gạt, tay quay hay điều khiển tự động bằng động cơ điện, khí nén. Van có thể hoạt động tốt ở nhiều môi trường khác nhau.
Van cánh bướm công nghiệp được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại ở các nước có nền công nghiệp phát triển như Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Trung Quốc…Van được AUVIETCO.VN nhập khẩu và phân phối trực tiếp tại thị trường Việt Nam với đầy đủ mẫu mã, chủng loại, kích cỡ. Hàng sẵn kho Hà Nội và Hồ Chí Minh, bảo hành dài hạn, giá tốt nhất thị trường.
Cấu tạo van bướm công nghiệp
Về cơ bản van bướm được cấu tạo bởi 5 bộ phận chính như thân van, đĩa, trục van, gioăng làm kín và bộ phận truyền động.
Thân van
Là bộ phận chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường làm việc. Thân van được đúc nguyên khối dạng hình tròn bằng kim loại hoặc nhựa… Xung quanh thân van được đúc các lỗ theo dạng wafer, Lug, Flange để kết nối hệ thống đường ống. Tùy theo nhu cầu của hệ thống mà khách hàng có thể lựa chọn vật liệu chế tạo hay kiểu kết nối phù hợp.
Đĩa van
Là bộ phận có thể di chuyển 1/4 vòng hay 90° để cho phép hay chặn dòng chảy lưu chất đi qua. Đĩa van chủ yếu được chế tạo từ vật liệu gang, inox, nhựa. Đĩa van được kết nối và cố định với 1 phần của trục van bằng các chốt hãm hay bu lông.
Trục van
Là bộ phận trung gian giúp liên kết và truyền lực từ bộ phận điều khiển đến đĩa van, qua đó giúp chúng thực hiện thao tác đóng mở. Trục van được thiết kế hình trụ từ các vật liệu kim loại có độ cứng cao và có khả năng chống ăn mòn tốt.
Gioăng làm kín
Là bộ phận làm tăng sự kín khít và không cho lưu chất rò rỉ ra bên ngoài cũng như đảm bảo công tác vệ sinh cho cho cả hệ thống đang vận hành và sử dụng. Gioăng làm kín có thể được chế tạo từ các loại vật liệu mềm như cao su, teflon hay kim loại.
Bộ phận truyền động
Là bộ phận trực tiếp thực hiện thao tác đóng mở của van. Chúng có thể được điều khiển thủ công bằng tay gạt, tay quay hay điều khiển tự động bằng động cơ điện, khí nén. Mỗi thiết bị truyền động sẽ có phương thức hoạt động khác nhau. Nhưng đều có thể kết hợp với van bướm. Nên tuỳ vào nhu cầu của hệ thống và kinh phí của đơn vị mà khách hàng có thể lựa chọn bộ phận truyền động phù hợp.
Ứng dụng của van bướm trong công nghiệp
Van bướm là thiết bị được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp bởi chúng giúp tiết kiệm chi phí, dễ lắp đặt và ít phải bảo trì. Chúng ta có thể bắt gặp dòng van này ở nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Cụ thể như:
- Công nghiệp xử lý và phân phối nước.
- Trong ngành công nghiệp hóa chất.
- Trong ngành công nghiệp dầu khí.
- Ngành công nghiệp dược phẩm.
- Công nghiệp chế biến thực phẩm.
- Trong ngành công nghiệp ô tô.
- Ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt…
Các loại van bướm công nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay
Van bướm tay gạt
Là dòng van bướm vận hành bằng tay. Vận hành bằng tay gạt thường được sử dụng cho các dòng van bướm có kích cỡ nhỏ. Phần tay cầm cho phép khóa van ở vị trí mở hoàn toàn, đóng hoàn toàn hay đóng mở theo các góc khi sử dụng với mục đích điều tiết dòng chảy.
Tham khảo sản phẩm: Van bướm tay gạt AUT Malaysia
Ưu điểm:
- Thiết kế đơn giản, nhỏ gọn, chiếm ít không gian, diện tích lắp đặt
- Đóng mở nhanh, thao tác đơn giản.
- Giá thành rẻ hơn so với các kiểu vận hành khách cùng kích cỡ
- Dễ lắp đặt, bảo dưỡng hay thay thế.
Nhược điểm:
- Dễ hư hỏng khi mở ở các góc 15℃ – 75℃
- Van không có cơ cấu trợ lực nên gặp khó khăn khi vận hành các kích cỡ lớn
Van bướm tay quay
Cũng là dòng van bướm vận hành bằng tay, chúng được sử dụng cho van bướm có kích cỡ lớn hơn 1 chút. Tay quay vô lăng kết hợp với hộp số để tăng momen xoắn nhưng giảm tốc độ đóng mở. Van vận hành bằng tay quay cũng tự khoá và có thể trang bị thêm đèn báo vị trí.
Tham khảo sản phẩm: Van bướm tay quay AUT | Malaysia
Ưu điểm
- Van bận hành bằng bánh răng nên quá trình đóng mở van cần lượng momen xoắn nhỏ.
- Đóng mở nhanh, điều chỉnh góc độ dễ dàng.
- Thiết kế đơn đơn giản, nhỏ gọn, chắc chắn.
- Có thể sử dụng như van ngắt, van lưu tiết.
- Giá rẻ hơn so với van bướm điều khiển tự động cùng kích cỡ.
- Dễ dàng lắp đặt, bảo dưỡng hay thay thế.
Nhược điểm
- Khả năng điều tiết của van bướm vận hành bằng tay quay bị giới hạn ở mức chênh lệch áp suất thấp.
- Các van này hay bị nghẹt và tạo bọt khí.
- Đối với các hệ thống chất lỏng áp suất cao cần nhiều momen xoắn để đóng mở, nên gây khó khăn cho người vận hành.
- Tuổi thọ trung bình thấp hơn so với vạn bi hay van cổng.
Van bướm điều khiển bằng khí nén
Đây là loại van bướm hoạt động nhờ cơ cấu truyền động khí nén. Van sử dụng áp lực khí nén di chuyển piston để đóng mở đĩa van. Van bướm khí nén không sử dụng công tắc hành trình như van bướm điện mà thay vào đó chúng có dạng tác động đơn, tác động kép. Tuy nhiên để có được chức năng như van điện thì dòng van này phải kết hợp với nhiều phụ kiện nên rất cồng kềnh.
Ưu điểm
- Van đóng mở nhanh chỉ 1s – 2s thích hợp với các hệ thống yêu cầu tính tự động hoá cao.
- Tổn thất áp suất thấp, hiệu quả cao.
- Có thể hoạt động ở cả các ứng dụng có momen xoắn thấp và cao.
- Kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ, độ bền cao.
- Có thể lắp đặt ở nhiều vị trí, chiếm ít không gian diện tích lắp đặt.
- Giá thành rẻ hơn các loại van khác.
Nhược điểm
- Giá cao hơn so với các loại van bướm vận hành thủ công.
- Độ bền kém hơn so với các loại van bi hay van cầu điều khiển khí nén.
- Việc đóng mở của đĩa van bị ảnh hưởng bởi sự nhiễu loạn của chất lỏng, dẫn đến hiệu quả làm việc bị giảm.
Van bướm điều khiển bằng điện
Cũng là dòng van điều khiển tự động nhưng nếu khác với van bướm khí nén là sử dụng áp lực khí nén để hoạt động thì van bướm điện lại sử dụng dòng điện với điện áp 220V, 24V, 380V để điều khiển van hoạt động.
Ưu điểm
- Van vận hành tự động, nên giúp giảm chi phí nhân công vận hành
- Khi trường hợp gặp sự cố van sẽ gửi tín hiệu báo về hệ thống giúp người vận hành có thể xử lý nhanh chóng kịp thời các vấn đề xảy ra trên hệ thống.
- Van bướm điện đóng mở chậm từ 10s – 45s nên không gây hiện tượng sock áp
- Động cơ điện đạt tiêu chuẩn IP67 nên có thể lắp đặt cả trong nhà lẫn ngoài trời.
- Có thể sử dụng van ở ngoài trời lẫn trong nhà với các tiêu chuẩn chống thấm nước IP67.
- Trọng lượng van nhẹ hơn so với van cổng hay van cầu điều khiển điện
- Phù hợp lắp đặt ở những nơi hạn chế không gian hay môi trường độc hại mà con người không thể vận hành trực tiếp
Nhược điểm
- Giá thành van cao so với các loại van bướm khí nén hay các loại van bướm cơ vận hành bằng tay.
- Thời gian đóng mở van lâu hơn so với van bướm khí nén hay van điện từ.
- Thời gian đóng mở van lâu hơn so với van bướm điều khiển khí nén và van điện từ.
- Dễ xảy ra hiện tượng chập cháy ảnh hưởng đến hệ thống mà người vận hành.
Trên đây là chia sẻ của Van điện Đài Loan về 4 loại van bướm công nghiệp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Ngoài 4 dòng van bướm này còn rất nhiều loại van bướm khác cũng đang được sử dụng trong công nghiệp. Để biết thêm thông tin hay báo giá van bướm công nghiệp cụ thể, mời các bạn liên hệ ngay HOTLINE: 0968 110 819 của chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.
BÀI VIẾT KHÁC CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Cập nhật lúc 11:53 – 20/08/2024
Bài viết liên quan
Hệ số lưu lượng của van bướm bằng bao nhiêu?
Hệ số lưu lượng của van bướm là một phép đo cần thiết giúp [...]
Th3
Nên lựa chọn van bướm hay van cổng: Giải pháp nào tốt hơn
Van bướm và van cổng là 2 dòng van công nghiệp đang được sử [...]
Th3
Van bướm dùng cho nước thải có những loại nào?
Van bướm dùng cho nước thải hay van bướm nước thải là dòng van bướm [...]
Th3
Tổng hợp các loại tiêu chuẩn van bướm đầy đủ nhất
Tiêu chuẩn van bướm là những tiêu chuẩn trong việc sản xuất và kiểm tra [...]
Th3
Van bướm wafer là gì? Phân loại, cấu tạo và ứng dụng
Van bướm wafer là dòng van bướm được kết nối hệ thống kiểu kẹp siết. [...]
Th3
Van bướm Lug là gì? Phân Loại, Ưu điểm nổi bật và ứng dụng
Van bướm Lug tên gọi đầy đủ là van bướm kết nối Lug type. Đây [...]
Th3