Công tắc hành trình là gì? Cấu tạo và phân loại.

  Công tắc hành trình là gì? Có những loại công tắc hành trình nào? Ứng dụng của chúng ra sao? Đây là những câu hỏi đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía bạn đọc. Vậy trong bài viết này mời các bạn cùng Auvietco.vn đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên nhé!

Công tắc hành trình là gì?

   Công tắc hành trình là tên gọi của một thiết bị cơ điện có chức năng chuyển đổi chuyển đổi các động cơ năng thành tín hiệu điện nhằm phục vụ quá trình điều khiển và giám sát.

   Công tắc hành trình hay còn gọi là công tắc giới hạn hành trình bởi chúng được dùng để giới hạn hành trình của các bộ phận chuyển động. Chúng bao gồm 1 bộ phận truyền động được liên kết cơ học với 1 bộ phận tiếp điểm. Khi có đối tượng tiếp xúc với bộ truyền động, thiết bị sẽ vận hành các tiếp điểm để tạo hoặc ngắt kết nối điện.

 Công tắc giới hạn hành trình là loại không duy trì trạng thái. Nó sẽ trở về vị trí ban đầu khi không còn tác động. Vì vậy chúng được dùng để ngắt các mạch của lưới điện hạ áp. Bởi chúng có cơ chế hoạt động giống như một nút ấn động tác ấn bằng tay. Biến chuyển động cơ khí trở thành tín hiệu điện nhờ vào những động tác va chạm của các bộ phận cơ khí.

cong tac hanh trinh
Công tắc hành trình

Cấu tạo của công tắc hành trình.

Một công tắc giới hạn sẽ được cấu tạo từ các bộ phận chính như:

  • Bộ phận nhận truyền động:

Đây là bộ phận khá quan trọng của công tắc giới hạn. Đây cũng chính là điểm làm nên sự khách biệt của chúng với các loại công tắc khác. Chúng được gắn trên đầu của công tắc giới hạn. Nhằm thực hiện nhiệm vụ nhận tác động từ các bộ phận chuyển động để tác động kích hoạt công tắc.

  • Thân công tắc:

Là bộ phận chứa các linh kiện bên trong với lớp vỏ bằng nhựa trong. Giúp chúng tránh va đập và bảo vệ bảo vệ các mạch điện bên trong khỏi các tác nhân tác động vật lý.

  • Chân kết nối:

Đây được xem là phần tín hiệu ngõ ra cho công tắc. Vì chúng có nhiệm vụ truyền tín hiệu đến các thiết bị khác khi bị tác động bởi bộ phận truyền động.

cau tao cong tac hanh trinh
Cấu tạo công tắc giới hạn

Nguyên lý hoạt động của công tắc giới hạn.

Công tắc giới hạn có nguyên lý hoạt động khá đơn giản.

  • Thông thường công tắc giới hạn sẽ có các bộ phận hoạt động như: Cần tác động, chân COM, chân thường đóng (NC) và chân thường hở (NO).
  • Ở trạng thái bình thường tiếp điểm của chân NC và chân COM sẽ được nối với nhau.
  • Khi cần tác động có lực tác động lên thì lúc này tiếp điểm giữa chân COM và chân NC sẽ hở. Đồng thời chân COM sẽ chuyển tác động vào chân NO. Sau đó sẽ kích hoạt trạng thái hoạt động và điều khiển tín hiệu ngõ ra của công tắc.

Vì vậy khi tiến hành đấu điện chúng ta cần xác định chính xác được 3 chân này. Chúng ta đo ngắn mạch bằng cách sử dụng VOM để xác định.

nguyen ly hoat dong cong tac gioi han
Nguyên lý hoạt động công tắc giới hạn

Ưu và nhược điểm của công tắc hành trình:

Mỗi loại cảm biến đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên sét về tổng thể thì một công tắc giới hạn sẽ có những điểm mạnh, điểm yếu cụ thể như:

Ưu điểm:

  • Dễ sử dụng, dễ điều khiển.
  • Chúng tiêu thụ ít năng lượng điện
  • Có thể sử dụng trong hầu hết các ứng dụng công nghiệp
  • Có thể điều khiển nhiều tải
  • Đáp ứng tốt các hệ thống cần đến độ chính xác và có tính lặp lại theo quy trình.
  • Chi phí đầu tư thấp.
  • Dễ dàng bảo trì bảo dưỡng thay thế khi cần thiết.

Nhược điểm:

  • Không sử dụng được trong các ứng dụng cần đảm bảo vệ sinh an toàn như trong các ngành: thực phẩm, hoá mỹ phẩm, đồ uống,…
  • Hạn chế đối với những thiết bị có tốc độ chuyển động tương đối thấp
  • Phải tiếp xúc trực tiếp với thiết bị
  • Do phải tiếp xúc nên làm các bộ phận cơ khí bị mòn

Có các loại công tắc hành trình phổ biến hiện nay.

Công tắc hành trình tế vi ( Công tắc hành trình 2 chiều):

Là loại thiết bị có cả 2 tiếp điểm NO và NC ( thường đóng/thường mở) trên cùng 1 công tắc. Nó khác với những loại công tắc khác ở điểm này. Và bởi vì loại công tắc này có 2 tiếp điểm NO/NC nên nó có độ chính xác cao hơn.

Công tắc hành trình dạng đòn bẩy:

Loại công tắc chỉ có 1 tiếp điểm NO hoặc NC. Mặc định thông thường thì loại công tắc này là NC (thường đóng). Khi ta tác động vào vị trí đòn bẩy thì công tắc sẽ chuyển sang NO (thường mở) và giới hạn lại hành trình. Loại công tắc này thường được dùng trong các hệ thống cần chuyển đổi trạng thái trong 1 thời gian dài.

Công tắc hành trình dạng nút bấm:

Chúng cũng tương tự như công tắc dạng đòn bẩy, chỉ khác nhau về mặt cấu tạo và hình dáng bên ngoài. Loại công tắc này có vỏ ngoài thông thường bằng nhựa hoặc kim loại. Trên phần đế cách điện của công tắc sẽ có tiếp điểm thường mở hoặc thường đóng. Khi nhấn vào nút bấm thì công tắc sẽ mở ra, khi nhả nút bấm thì công tắc đóng lại.

cac loai cong tac hanh trinh
Các loại công tắc hành trình

Ứng dụng của công tắc hành trình.

Công tắc giới hạn là thiết bị mang nhiều ưu điểm vượt trội. Nên chúng đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực từ dân dụng cho đến công nghiệp. Chúng ta có thể bắt gặp những thứ hàng ngày sử dụng loại công tắc này mà không hề hay biết như: Trong các hệ thống thang máy, hệ thống cửa cuốn, trong hệ thống các băng truyền, băng tải…

Đối với ngành Van công nghiệp nói riêng thì chúng được lắp đặt trong bộ chuyển đổi trạng thái của Van điều khiển khí nén.

  • Chúng thường đi kèm với bộ truyền động khí nén của van bi và van bướm. Limit switch box có phần hiện thị trực quan, rõ ràng và nổi bật. Từ đó giúp người vận hành có thể quan sát ở một khoảng cách tương đối mà không phải lại gần trực tiếp.
  • Không những thế chúng còn có thể gửi tín hiệu xung về bộ điều khiển chính của hệ thống. Nên rất thích hợp cho những hệ thống có tính tự động hóa cao. Vì nó giúp tối đa hóa hệ thống, giảm thiểu nhân công và chi phí phát sinh khác trong quá trình vận hành.
  • Ngoài ra công tắc giới hạn còn có thể kết hợp với van điện từ khí nén. Từ đó để tạo thành một hệ thống điều khiển hoàn chỉnh. Thông qua limit switch ta có thể điều khiển van điện từ khí nén. Giúp nó dẫn luồng khí nén đưa vào van để thực hiện hoạt động đóng hoặc mở van.
ung dung cong tac gioi han
Ứng dụng công tắc giới hạn

Đến đây chắc chắn bạn đã hiểu công tắc hành trình và những kiến thực liên quan đến nó phải không nào. Hy vọng những chia sẽ trên sẽ giúp bạn bổ sung thêm được nhiều tri thức bổ ích, hữu hiệu cho mình. Bài viết là ý kiến của cá nhân nên còn nhiều thiếu sót. Mong nhận được thêm nhiều ý kiến góp ý từ phía bạn đọc để bài viết hoàn thiện hơn.

BÀI VIẾT KHÁC CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cập nhật lúc 15:22 – 16/02/2023

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon