Bộ bôi trơn khí nén là thiết bị có vai trò rất quan trọng. Bởi nhờ nó mà chất lượng khí nén được nâng cao và giúp cho hệ thống khí nén hoạt động ngày càng hiệu quả. Vậy bộ tiếp đầu khí nén là gì? Thiết bị này có đặc điểm gì nổi bật? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu đôi nét về thiết bị này nhé!
Bộ bôi trơn khí nén là gì?
Bộ bôi trơn khí nén hay còn gọi là bộ tiếp dầu khí nén tên tiếng anh là Air lubricator. Chúng được dùng để cung cấp dầu bôi trơn cho các thiết bị sử dụng khí nén để hoạt động như van khí nén, động cơ khí nén, xi lanh khí nén…Nhằm giúp các cơ cấu chấp hành hay các van của hệ thống khí nén làm việc trơn tru và hiệu quả hơn.
Bộ bôi trơn khí nén là thiết bị đóng vai trò rất quan trọng. Chúng đảm bảo các thiết bị chấp hành đều được bôi trơn bằng dầu bôi trơn theo dạng phun sương mù vào luồng khí nén. Từ đó làm giảm khả năng mài mòn, giảm lực ma sát để tăng tuổi thọ của thiết bị.
Bộ bôi trơn khí nén thường được lắp đặt cùng bộ lọc khí nén, van điều áp để kết hợp thành một bộ lọc hoàn chỉnh mà người ta thường gọi là bộ lọc khí nén đôi, bộ lọc khí nén ba được viết tắt là FRL mà chúng ta thường thấy ở trên thị trường. Cho dù lắp cùng nhau hay riêng lẻ thì bộ bôi trơn khí nén này vẫn phải là phần tử lắp ở cuối của hệ thống sau các thiết bị chấp hành như xi lanh khí nén, động cơ khí nén, van khí nén…
Cấu tạo bộ bôi trơn khí nén
Bộ tiếp dầu khí nén được cấu tạo bởi các bộ phận chính như: Thân bộ lọc, ống dẫn dầu, vít điều chỉnh, lỗ quan sát, cửa vào, cửa ra của khí nén, van một chiều
Thân bộ lọc: Là bộ phận được cấu tạo dạng cốc, bên trong chúng có chứa dầu thường. Bộ phận này được chế tạo bằng vật liệu polycabonat. Đây là một loại nhựa dẻo có khả năng chịu nhiệt tốt.
Ống dẫn dầu: Là bộ phận có tác dụng đưa dầu từ bát đi lên đầu phun dầu. Từ đó dầu được phun dưới dạng sương cung cấp cho các hệ thống khí nén.
Vít điều chỉnh: Đây là bộ phận giúp điều chỉnh lưu lượng dầu. Chúng giúp ta kiểm soát được lượng dầu trong quá trình hoạt động
Van 1 chiều: Là thiết bị nằm trong thân của bộ lọc. Chúng có tác dụng chỉ cho phép khí nén đi vào và ngăn dòng khí nén chuyển động ngược lại.
Cửa vào cửa ra: Đây là nơi khí nén khô đi vào và cũng là nơi khí nén đã được phun dầu đi ra
Nguyên lý hoạt động bộ bôi trơn khí nén
Bộ tiếp dầu khí nén hoạt động dựa theo nguyên lý Venturi về sự chênh lệch áp suất. Khi khí nén đi qua điểm hội tụ, áp suất đầu ra sẽ thấp hơn áp suất đầu vào. Chính điều này tạo ra sự chênh lệch áp suất giúp cho các vật chất được hút lên theo ống dẫn.
Theo cấu tạo ta có thể thấy khí nén đi vào cửa của bộ bôi trơn sẽ bị chặn lại bởi lỗ van 1 chiều theo một ống dẫn thường được gọi là ống Venturi. Ống này được đặt chìm trong bát dầu, lúc này dầu dưới áp suất được hút lên theo khí nén và được phun ra dưới dạng sương ở đầu ra khí nén.
Van 1 chiều đặt trong thân của bộ bôi trơn có nhiệm vụ điều chỉnh tốc độ dòng chảy của dầu và đảm bảo cho nó phun đều vào khí nén. Tốc độ phun dầu được tính toán dao động trong khoảng từ 0-120 giọt/ phút. Tùy vào điều chình núm vặn và nhu cầu cấp dầu mà người vận hành điều chỉnh hợp lý.
Tại sao phải sử dụng bộ bôi trơn khí nén
Các loại xi lanh khí nén là bộ phận truyền động dạng piston lên xuống nhịp nhàng nhờ năng lượng khí nén. Trong quá trình hoạt động này piston cọ sát vào thành ống gây nên hiện tượng ma sát và hiện tượng nóng lên của piston. Vì vậy chúng cần được bôi trơn mới có thể làm việc hiệu quả và bền bỉ. Nên chúng ta cần dầu bôi trơn khí nén để thực hiện điều này một cách đơn giản và dễ dàng hơn.
- Các loại động cơ khí nén dùng ở các van điều khiển khí nén có cơ cấu bên trong bao gồm các lò xo, bánh răng, trục. Chúng có cơ cấu như một bộ máy truyền chuyển động. Vì vậy nếu các bánh răng hay trục của nó không được bôi trơn trong quá trình hoạt động lâu dài sẽ làm mòn các chi tiết này. Dẫn đến motor hoạt động không hiệu quả và có thể gây hỏng hóc.
- Khí nén hoạt động trong các động cơ hay xi lanh sẽ sinh ra nhiệt. Nên dầu bôi trơn sẽ giúp nhiệt độ giảm đi đáng kể.
- Thiết bị chấp hành được bôi trơn sẽ đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn, bền bỉ. Đây là thiết bị tự động phun dầu vào khí nén mà không cần sự tác động của người vận hành. Chúng giúp tăng tuổi thọ của hệ thống và giảm bớt đi nhân công vận hành và chi phí bảo dưỡng hệ thống khí nén. Về lâu dài chúng giúp tiết kiệm
Những lưu ý khi lựa chọn bộ bôi trơn khí nén
- Đầu tiên là tốc độ của khí nén, đây là điều quan trọng cần chú ý khi đưa ra quyết định lựa chọn bộ bôi trơn.
- Thứ hai là áp suất của hệ thống vận hành. Để đảm bảo độ an toàn tin cậy và tránh rủi ro hỏng hóc cũng cần lưu ý đến vấn đề này. Các bộ lọc hiện nay thường làm từ polycacbonate(áp tối đa 10bar) và kim loại(Áp tối đa lên đến 20bar).
- Các hệ thống khí nén rất phức tạp nên việc lựa chọn chất bôi trơn của hệ thống khí nén cũng rất quan trọng. Hiện nay có hai dạng phun sương là bộ bôi trơn phun sương mù (bơm các hạt dầu lớn) và bộ bôi trơn vi sương mù (Bơm các hạt dầu nhỏ)
- Ngoài ra cần quan tâm đến hệ thống công suất hoạt động như thế nào. Để từ đó lựa chọn dung tích của bộ bôi trơn dầu và đảm bảo công suất hoạt động của khí nén khi bơm dầu tránh hiện tượng phải tiếp dầu liên tục cho bộ bôi trơn.
Trên đây là những chia sẻ của Auvietco.vn về bộ tiếp dầu khí nén. Hi vong những chia sẻ này giúp khách hàng có thêm những thông tin bổ ích về 1 loại phụ kiện trong các hệ thống khí nén. Để tìm hiểu thêm các bộ phận khác của hệ thống này bạn đọc có thể tham khảo trực tiếp tại Website hoặc liên hệ tới HOTLINE: 0968 110 819 của chúng tôi.
Cập nhật lúc 13:56 – 19/08/2024
Bài viết liên quan
Máy nén khí là gì? 6 ứng dụng phổ biến trong đời sống
Máy nén khí hay còn gọi là máy bơm hơi, máy bơm khí nén. Đây là [...]
Th7
Ống dẫn khí nén là gì? Đặc điểm và phân loại?
Ống dẫn khí nén là phụ kiện không thể thể thiếu trong các hệ thống [...]
Th2
Positioner -Bộ điều khiển tuyến tính khí nén là gì?
Positioner - Bộ điều khiển tuyến tính khí nén nén là một trong những thành tựu của [...]
Th1
Van điều áp khí nén là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động.
Van điều áp khí nén hay còn gọi là van lưu tiết khí nén, van [...]
Th1
Limit Switch Box- Bộ hiển thị trạng thái đóng mở van là gì?
Limit Switch box hay còn gọi là bộ hiển thị trạng thái hay công tắc đóng [...]
Th12
Bộ lọc khí nén là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động?
Bộ lọc khí nén là một thiết bị không thể thiếu trong hệ thống khí [...]
Th12