Ống dẫn khí nén là phụ kiện không thể thể thiếu trong các hệ thống làm việc có liên quan đến khí nén. Bởi dù là hệ thống lớn hay nhỏ cũng cần có ống dẫn khí để vận chuyển, đưa luồng khí nén các thiết bị điều khiển, làm việc thông qua áp lực khí nén. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được những kiến thức cơ bản về loại phụ kiện này. Vậy ống dẫn khí nén là gì? Ống dẫn khí nén có những loại nào? Mời các bạn cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên nhé!

Ống dẫn khí nén là gì?
Ống dẫn khí nén hay còn gọi là ống hơi khí nén. Là loại phụ kiện có dạng hình tròn với các kích thước dài ngắn khác nhau. Chúng được sử dụng để phân phối luống khí nén từ nguồn cấp đến các vị trí cần sử dụng.
Ống hơi khí nén là gì? được chế tạo từ nhiều chất liệu khác nhau. Nên tùy từng loại vật liệu mà phụ kiện này có thể chịu được nhiệt độ và áp lực khác nhau. Và chúng được sản xuất bởi nhiều thương hiệu nổi tiếng của Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…

Các loại ống dẫn khí nén hiện nay đang được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy sản xuất từ lớn đến nhỏ. Khí nén được dùng cho các loại máy nén khí, súng vặn vít, súng sịt khí, van điều chỉnh áp suất… Đặc biệt là 2 dòng van công nghiệp sử dụng khí nén để điều khiển tự động bằng khí nén như: Van bướm điều khiển bằng khí nén và van bi điều khiển bằng khí nén.
Đặc điểm nổi bật của ống dẫn hơi khí nén.
- Phụ kiện được này được chế tạo bằng hợp chất hữu cơ. Nên có khả năng chống ăn mòn, chống oxy hóa tốt, khả chịu được nhiệt độ cao và áp lực lớn.
- Chúng được thiết kế từ một hay 2 lớp vật liệu khác nhau. Nên giúp bảo vê và tránh được những va đạp từ bên ngoài lên đường ống.
- Ống dẫn khí có 2 dạng cơ bản là xoắn hoặc thẳng. Chúng giúp cho quá trình làm việc của đường ống tránh được hiện tượng quá áp gây ra nỗ, vỡ đường ống.
- Chúng có giá thành tương đối rẻ, lắp đặt dễ dàng, có tính đàn hồi và độ bền cao.
Các loại ống dẫn khí phổ biến trên thị trường hiện nay.
Theo hình dáng bên ngoài.
Hiện nay trên thị trường có 2 loại ống dẫn khí chính là dạng xoắn và dạng thẳng.
Dạng ống dẫn khí xoắn ốc.
Dây dẫn khí nén xoắn ốc hay còn gọi là dây hơi lò xo, dây ruột gà… Là dòng sản phẩm chủ yếu được chế tạo từ Nylon, PU hay PVC… Chúng có tính linh hoạt cao. Vì chúng có kết cấu như một chiếc lò xo. Nên người dùng có thể kéo dãn dây khi sử dụng và tự động co lại khi không cần thiết.
Dây hơi lò xo thường được sử dụng ở những hệ thống có tính di chuyển liên tục. Như trong các hệ thống sữa chữa xe, các xưởng sản xuất để cung cấp khí cho các dụng cụ như súng thổi khí, cờ lê tác động… Dòng ống dẫn hơi này có trọng lượng nhẹ, lớp vỏ bảo vệ có khả năng chống mài mòn tốt. Và có thể co giãn nhẹ theo các chiều rất tốt.

Ở dạng ống này trên cả 2 mặt có 1 phần thẳng nhỏ được giữ lại, phần này gọi là đuôi. Phụ thuộc vào đường kính cuộn dây nên sẽ có sự khác nhau khi chúng được kéo dài và rút lại. Đối với 1 ống dẫn khí cuộn tiêu chuẩn chiều dài mở rộng của chúng có thể gấp 10 lần chiều dài khi rút lại.
Ống khí cuộn thường được làm từ những chất liệu có độ đàn hồi tốt để chúng có thể trở về vị trí ban đầu sau khi được kéo thẳng.
Dạng ống dẫn khí thẳng.
Là dạng dây được sử dụng phổ biến hiện nay. Chúng có hình dạng dây thẳng với hình dáng bo tròn, chúng có chiều dài tùy chọn. Chúng dược được làm từ các chất liệu cao su, PU, PVC, sắt, nhôm… Ống dẫn này thường được sử dụng trong các hệ thống đường ống công nghiệp với mục đích truyền dẫn khí nén đến các thiết bị điều khiển khí nén.

Ống dẫn khí nén thẳng thường được gắn lê tường hoặc chạy ngầm dưới sàn để tránh những tác động bên ngoài dẫn tới làm hư hỏng dây.
Loại này hay được sử dụng lắp từ máy nén khí đến các loại van điều khiển khí nén với nhiều ưu điểm như giá rẻ, chất lượng đảm bảo
Dạng dây hơi tự rút.
Dây hơi tự rút hay còn gọi là dây hơi tự thu. Là loại dây được lắp đặt trong một chiếc hộp cứng với lò xo bên trong. Nên dây có thể tự động thu vào bên trong theo mong muốn của người dùng.

Dây hơi tự thu này rất tiện lợi bởi chúng chiếm ít không gian sử dụng nên phù hợp với những nhà xưởng, các cửa hàng chuyên nghiệp đòi hỏi tính thẫm mỹ cao. Tuy nhiên chúng cũng có hạn chế đó là giá thành tương đối cao và kích thước cũng hạn chế.
Theo môi trường làm việc.
Ống dẫn khí nén thông thường.
Ông dẫn khí nén thường là loại ống dẫn được cấu tạo từ chất liệu Polyurethane hoặc bằng nhựa PVC. Chúng thường được dùng để đưa khí nén từ máy nén khí tới các vị trí van chờ. Khi đó áp suất đường ống nằm trong khoảng 0.6MPa, nhiệt độ khoảng 20°C đến 30°C.
Loại ống dẫn này có thể chịu được áp suất cao, không những thế chúng rất mềm và dẻo nên có thể sử dụng để dẫn khí ở những vị trí hẹp cần độ uốn nhỏ.
Ống dẫn khí nén chịu nhiệt.
Là loại ống dẫn thường được cấu tạo từ vật liệu Nylon, PVC hay PTFE. Đây là loại ống dẫn khí nóng chịu được nhiệt độ cao có thể từ 80- 120oC. Tuy nhiên phần lớn các loại ống dẫn chịu nhiệt lại không chịu đưuợc áp lực lớn như các loại ống dẫn khí nén thông thường. Vì vậy khi nhiệt độ càng cao thì áp suất khí mà ống dẫn chịu nhiệt chịu được càng thấp. Ngoài ra khi cần sửu dụng ở những vị trí hệp và cần độ uốn nhỏ thì ống chịu nhiệt dễ bị gập hoặc gãy.

Theo vật liệu cấu tạo.
Ống dẫn khí nén bằng nhựa.
Loại ống dẫn này giúp người dùng dễ dàng lắp đặt và tiết kiệm chi phí vận hành. Tuy nhiên khi đi qua đường ống này lưu lượng khí nén sẽ bị tiêu hao đáng kể. Ngoài ra ống dẫn bằng nhựa còn kém bền hơn. Khả năng chịu nhiệt, chịu áp lực cũng kém hơn. Nên giá trị khai thác về mặt lâu dài cũng kém hơn.

Ống dẫn khí nén bằng nhựa được làm từ nhiều loại nhựa khác nhau như PU, nhựa PVC, silicon, cao su,…Tùy từng loại vật liệu và cấu tạo mà thiết bị có thể chịu được nhiệt độ, áp suất khác nhau. Người dùng có thể tham khảo một số loại ống dẫn khí nén dưới đây:
Ống dẫn khí nén bằng cao su.
Là loại ống hơi được làm từ chất liệu cao su tống hợp nên có chất lượng tốt, độ bền cao. Vì vậy mà dây không có hiện tượng xoắn, dễ cuộn cũng như dễ vá khi xuất hiện các lỗ thủng.

Tuy nhiên dây là từ cao su thường ở dạng thuần. Chúng không có thêm lớp bọc bên ngoài nên dễ bị bám bụi khi tiếp xúc với bề mặt sàn. Ngoài ra dây còn khá nặng và giá thành cũng khá cao so với các loại chất liệu khác.
Ống dẫn khí nén chất liệu PVC
Là loại ống hơi được làm từ chất liệu nhựa PVC (Polyvinyl Clorua – một loại nhựa tổng hợp). Loại nhựa này là sự pha trộn của PVC 100% với sợi Polyester. Nhờ đó mà giá thành sản phẩm được hạ xuống mức tối thiểu. Khả năng chịu mài mòn của ống lớn.
Tuy nhiên loại chất liệu này không được đánh giá cao. Vì chúng cũng mang các nhược điểm giống nhựa PVC là khô, cứng, khó cuộn, ngoài ra còn khó vá.
Hiện nay để cải thiện được những hạn chế của 2 trên. Nhà sản xuất đã cho ra đời kiểu dây dẫn hỗn hợp kết hợp giữa PVC, Polyester và cao su.
Dây dẫn khí bằng chất liệu PU.
PU chính là Polyurethane – một loại polymer cao cấp. Chúng cho khả năng giãn nở tốt như cao su. Ngoài ra chúng lại mang trong mình khả năng chống ăn mòn cao hơn cả PVC. Đây chính là nguyên nhân khiến cho những ống hơi PU đang được ưa chuộng nhất hiện nay.
Dây hơi PU có trọng lượng nhẹ, lại không gây độc hại, không có mùi, dễ lau chùi và thân thiện với môi trường .

Ngoài ra ống dẫn khí nén PU có tính linh hoạt khá cao. Khả năng chống mài mòn tốt, chống nứt, chống xoắn và quay. Độ đàn hồi của ống tốt, chúng có thể chịu được nhiệt độ từ -20 độ C đến 60 độ C cùng với áp lực nước lên tới 16 bar.
Vì vậy nên chúng thường đước sử dụng để cung cấp khí nén cho các thiết bị như: Súng mở bulong, bắn vít, bơm hơi, phun sương, phun sơn, làm đường dẫn hơi nước…Ngoài ra, cũng có thể sử dụng cho một số ngành thực phẩm.
Ống dẫn khí bằng sắt.
Là loại ống dẫn chịu được áp suất cao, bền bỉ, chi phí rẻ. Nhưng chất lượng khí đầu ra lại không được đảm bảo. Vì ống dễ bị ăn mòn và rỉ sét trong quá trình sử dụng. Ngoài ra quá trình lắp đặt chúng cũng khá khó khăn.

Ống dẫn khí bằng thép không gỉ (Inox).
Là dòng dây dẫn khí có khả năng chịu được nhiệt độ cao, áp suất lớn. Chúng ít bị ăn mòn nên chất lượng khí đầu ra được đảm bảo.
Dòng ống dẫn này thường được ưu tiên sử dụng cho các dòng máy nén khí không dầu. Nhằm đảm bảo dòng khí ra không bị lẫn dầu và tạp chất.
Nhưng giá thành của chúng cũng thương đối cao, khó lắp đặt và khó mở rộng hệ thống.

Ống dẫn khí mạ kẽm.
Được làm từ chất liệu kẽm cho nên rất khó bị ăn mòn, máy có độ bền cao, vận hành ổn định.
Thiết bị có khả năng chịu được áp suất cao, cho nên phù hợp để sử dụng cho nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau.
Chi phí đầu tư cho sản phẩm này vô cùng hợp lý. Chúng rẻ hơn nhiều so với mẫu ống khí nén bằng sắt mà chất lượng cũng đảm bảo. Đây là lý do vì sao mà ống hơi mạ kẽm lại được sử dụng khá phổ biến hiện nay.

Tuy nhiên tuổi thọ sử dụng không lâu, sau khoảng 1 năm ống sẽ phát sinh các sự cố khi sử dụng. Ngoài ra ống sở hữu trọng lượng lớn, chính vì thế quá trình thi công lắp đặt sẽ gặp nhiều khó khăn.
Ống dẫn khí nén bằng nhôm.
Là dòng dây dẫn khí nén nằm trong top đầu. Bởi đây là loại dây dẫn khí nén cao áp được sử dụng hiện nay. Bởi chúng đáp ứng được những yêu cầu ngặt ngèo về chất lượng khí nén đầu ra. Dễ dàng lắp đặt, khả năng chịu được áp suất lớn và hạn chế được hiện tượng rò rỉ khí.

Tuy nhiên giá thành sản phẩm cao. Nên chúng chỉ phù hợp với những doanh nghiệp hay công ty yêu cầu cao về chất lượng khí nén đầu ra sử dụng.
Theo kích thước đường kính dây.
Đối với dây dẫn khí nén chiều dài dây không phải là thông số quan trọng nhất. Mà kích thước đường kính dây mới là chỉ số quyết định tất cả. Bởi đường kính dây quyết định đến lưu lượng khí truyền dẫn cũng như độ kín khít của đầu vào và đầu ra khí nén. Chúng được biểu hiện ở giá trị phi. Chính là kích thước bên ngoài của dây dẫn sẽ cho ta biết về độ lớn nhỏ của dây.
Dây dẫn khí nén có nhiều loại kích thước khác nhau song phổ biến nhất là 4 loại sau:
- Ống dẫn khí nén phi 6: là ống dẫn khí có đường kính ngoài là 6mm.
- Ống dẫn khí nén phi 8: là ống dẫn khí có đường kính ngoài 8mm.
- Ống dẫn khí nén phi 10: là ống dẫn khí có đường kính ngoài là 10mm.
- Ống dẫn khí nén phi 12: là ống dẫn khí đường kính ngoài là 12mm.
Tùy vào cấu tạo của máy cũng như nhu cầu sử dụng mà chúng ta lựa chọn kích thước dây dẫn phù hợp.
Hướng dẫn lựa chọn loại ống dẫn khí nén phù hợp.
Để lựa chọn được những loại ống dẫn khí nén phù hợp chúng ta cần chú ý đến những tiêu chí như:

Lưu lượng khí qua đường ống.
- Thông qua các thông số kỹ thuật được hiển thị trên máy ta có thể xác định được lượng khí nén đi qua ống.
- Hoặc có thể dựa vào công suất máy khí nén được xử dụng để xác định.
Khoảng cách giữa máy đến các thiết bị cần sử dụng khí nén.
- Khoảng cách giữa máy nén khí đến các thiết bị càng lớn. Thì khi chọn ống dẫn bạn cần lựa chọn kích thước lớn theo.
- Nếu máy nén khí chỉ cách thiết bị vài mét. Thì bạn có thể dùng đường ống có kích cỡ nhỏ hơn so với khoảng cách vài trăm mét.
Chất liệu của ống dẫn khí nén.
- Máy nén khí không dầu: Chọn các loại ống dẫn khí được làm từ chất liệu không bị ăn mòn như nhôm, inox.
- Máy nén khí có dầu: dầu ở đây có chức năng chống ăn mòn. Nên chúng ta có thể chọn chất liệu bằng nhựa hay sắt.
Nhiệt độ phòng.
- Để hạn chế sự cố gỉ sét trong các phòng đặt thiết bị bạn nên hạn chế sử dụng ống dẫn sắt.
- Thay vào đó có thể dùng những chất liệu chống gỉ như nhôm.
- Tránh dùng các loại ống dẫn bằng nhựa. Để tránh trường hợp khi nhiệt độ phòng lên quá cao có thể gây chảy, nứt vỡ đường ống.
Với những thông tin chi tiết trên đây của chúng tôi hy vọng đã giúp bạn đọc có thể lựa chọn được cho mình những mẫu ống dẫn khí sao cho phù hợp nhất để sử dụng.
Lắp đặt đúng đường ống dẫn khí nén. Sẽ giúp bạn tránh được những vấn đề liên quan đến tụt áp, rỉ sắt, bịu bẩn và nhiều hệ lụy kèm theo. Vì vậy chọn đúng chất liệu và kích thước ống dẫn khí khi mới bắt đầu lên kế hoặc cho hệ thống là điều vô cùng quan trọng. Nó giúp cho hệ thống hoạt động tốt đa và tiết kiệm chi phí vận hành hệ thống.
Với những chia sẻ trên chúng tôi. Hy vọng đã cũng cấp giúp cho Quý khách hàng có thêm những kiến thức cơ bản về các loại ống dẫn khí nén. Từ đó giúp họ có thể lựa chọn được những sản phẩm phù hợp với hệ thống của mình.
Cập nhật lúc 11:08 – 27/12/2022
Bài viết liên quan
Máy nén khí là gì? 6 ứng dụng phổ biến trong đời sống
Máy nén khí hay còn gọi là máy bơm hơi, máy bơm khí nén. Đây là [...]
Th7
Bộ bôi trơn khí nén là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Bộ bôi trơn khí nén hay còn gọi là bộ tiếp dầu khí nén tên [...]
Th7
Positioner -Bộ điều khiển tuyến tính khí nén là gì?
Positioner - Bộ điều khiển tuyến tính khí nén nén là một trong những thành tựu của [...]
Th1
Van điều áp khí nén là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động.
Van điều áp khí nén hay còn gọi là van lưu tiết khí nén, van [...]
Th1
Limit Switch Box- Bộ hiển thị trạng thái đóng mở van là gì?
Limit Switch box hay còn gọi là bộ hiển thị trạng thái hay công tắc đóng [...]
Th12
Bộ lọc khí nén là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động?
Bộ lọc khí nén là một thiết bị không thể thiếu trong hệ thống khí [...]
Th12