Van điều khiển là dòng hoạt động tự động theo các chương trình đã cài đặt trước mà không cần đến sự tương tác của con người. Vậy van điều khiển là gì? Cấu tạo của van ra sao? Ứng dụng của van thế nào? Mời các bạn cùng chúng tôi đi tìm hiểu qua bài viết dưới này nhé!
Van điều khiển là gì?
Van điều khiển tên tiếng anh là Control Valve. Đây là dòng van điều khiển tự động bằng điện hay khí nén thay vì dùng cơ năng điều khiển.
Control Valve được dùng để điều khiển, kiểm soát lưu lượng lưu chất trong đường ống, điều chỉnh được áp suất, nhiệt độ, khối lượng chất lưu chất đi qua valve bằng cách chuyển tín hiệu tới bộ điều khiển.
Van điều khiển có 2 dạng chính là van đóng mở hoàn toàn ON/OFF hay tuyến tính đóng mở theo góc bằng tín hiệu analog 4-20mA, 0-20mA, 0-10V, 1-5V…
Van điều khiển là dòng van hiện đại nhất hiện nay. Bởi quá trình đóng mở van được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng ngay cả với những hệ thống đường ống có kích cỡ lớn. Vì vậy đối với các hệ thống lớn sử dụng van giúp người vận hành giảm thiểu tối đa nhân công và chi phí để vận hành van.
Van điều khiển được Auvietco.vn nhập khẩu chính hãng và phân phối trực tiếp tại thị trường Việt Nam với đầy đủ mẫu mã, chủng loại, kích cỡ.Hàng sẵn giao, bảo hành dài hạn, giá siêu cạnh tranh.
Cấu tạo van điều khiển.
Control Valve rất đa dạng về mẫu mã, chủng loại nhưng đa phần chúng được cấu tạo từ 3 bộ phận chính là: Đầu điều khiển và phần van cơ.
Bộ phận truyền động
Actuator là bộ phận quan trong nhất của van điều khiển. Là bộ phận giúp van đóng mở tự động trơn tru. Quá trình đóng mở van nhanh hay chậm. Lực mạnh hay yếu đều do kích thước và lực của bộ truyền động quyết định.
Bộ truyền động nhận tín hiệu analog dạng 4-20mA hoặc 0-10V, nhưng analog 4-20mA được dùng phổ biến hơn. Van có 2 loại chính là điều khiển bằng điện và điều khiển bằng khí nén nên đầu điều khiển cũng sẽ có hai loại tương ứng.
- Đầu điều khiển điện thường được tích hợp ngay trên Actuator với một bo mạch điều khiển sự truyền động của Motor.
- Đầu điều khiển khí nén là một bộ phận nhận tín hiệu 4-20mA để điều chỉnh lượng khí nén ngõ ra giúp chúng đóng hoặc mở.
Thân Van cơ.
Là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với dòng lưu chất. Van cơ thường có kích thước bằng hoặc nhỏ hơn kích thước của hệ thống đường ống. Tùy theo loại van cơ mà chúng ta sẽ có nhiều loại Control Valve khác nhau. Các loại van cơ thường được dùng như: Van bi, van bướm, van cổng, van cầu….
Thân van được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như: Gang, inox, nhựa…Với nhiều kích cỡ khác nhau từ nhỏ đến lớn từ nối ren đến mặt bích. Vì vậy tùy vào môi chất và kích cỡ hệ thống mà ta có thể lựa chọn loại van phù hợp.
Các dòng van điều khiển phổ biến trên thị trường hiện nay.
Van điều khiển rất đa dạng về mẫu mã, chủng loại, kích cỡ. Trong phạm vi bài viết này chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu các loại Control Valve phổ biến trên thị trường hiện nay.
Van điều khiển khí nén- Pneumatic control valve.
Là dòng van cơ kết hợp với bộ điều khiển bằng khí nén để điều chỉnh đóng mở van tự động. Van có dạng hoạt động ON/ OFF hoặc tuyến tính.
Van điều khiển khí nén có tốc độ đóng mở nhanh, chính xác, dễ dàng điều chỉnh khi cần thay đổi nhiệt độ, áp suất và điều tiết lưu lượng. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng cần phải cấp khí nén ổn định để van hoạt động. Khi áp lực khí nén bị giảm xuống sẽ ảnh hưởng đến quá trình đóng mở của van. Tiếng ồn van gây ra lớn hơn so với van điện
Các loại Control Valve bằng khí nén thường đước sử dụng là:
- Van bướm khí nén
- Van bi khí nén
- Van cầu khí nén
- Van y xiên khí nén…
Van điều khiển điện- Electric control valve.
Là dòng van sử dụng tín hiệu điện với điện áp AC hoặc DC để điều chỉnh hoạt động đóng mở van tự động. Đầu điều khiển điện cũng được chia làm 2 loại là theo tín hiệu Relay (ON-OFF) hoặc điều khiển tuyến tính đóng mở theo góc theo tín hiệu Analog. Trong quá trình vận hành nếu xảy ra sự cố mất điện van không tự đóng lại.
Van điều khiển điện được ứng dụng rộng rãi trong nhiều hệ thống hiện nay vì việc đưa dòng điện tới dễ dàng hơn. Là dòng van đóng mở chậm nhưng độ chính xác cao. Chúng thích hợp cho những hệ thống không cần sự đóng mở nhanh. Giá thành van cũng cao hơn so với dòng van khí nén.
Các loại van điện thông dụng như:
- Van bướm điện
- Van bi điện
- Van cầu điện
- Van cổng điện.
Van điều khiển tuyến tính.
Là dòng Control Valve tự động có thể điều tiết van đóng mở theo góc nhất định đã được cài đặt trước. Van tuyến tính cho phép van đóng mở theo góc từ 0-90 độ. Chúng sử dụng tín hiệu điện 4 – 20mA hoặc sử dụng điện áp 0 – 10VDC để điều chỉnh van đóng mở theo góc.
Là dòng van sử dụng với mục đích điều chỉnh dòng chảy có kiểm soát. Nên dòng van này thường được lắp đặt ở những vị trí cuối, những nơi sử dụng môi chất cần độ chính xác cao.
Van điều khiển ON/OFF.
Là dòng Control Valve tự động chỉ có thể đóng mở theo 1 góc độ nhất định. Có nghĩa là van chỉ đóng hoàn toàn hoặc mở hoàn toàn. Vì vậy chúng không thể điều tiết dòng chảy lưu chất đi qua van.
Đây là dòng van thông dụng nhất hiện nay. Với nguồn năng lượng cung cấp để van hoạt động có thể là điện hoặc khí nén. Van cơ chế đóng mở đơn giản nên van ON/ OFF thường được sử dụng trong các hệ thống cấp thoát nước, chất thải, khí…Và được lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau.
Mỗi loại Control Valve đều có ưu nhược điểm của riêng mình. Nếu dòng van ON/ OFF có khả năng đóng mở nhanh, giá thành rẻ . Ngược lại van tuyến tính có khả năng đóng mở chậm hơn giá thành cũng cao hơn loại ON/OFF. Van khí nén và van điện cũng tương tự như vậy. Vì vậy tùy vào nhu cầu sử dụng mà ta có thể lựa chọn cho mình dòng sản phẩm phù hợp.
Đặc điểm nổi bật của các dòng Control Valve.
- Giúp van hoạt động tự động mà không cần đến sức lực của con người.
- Control Valve giúp quá trình đóng mở van dễ dàng hơn, thuận lợi hơn. Đặc biệt là đối với những hệ thống đường ống có kích cỡ lớn.
- Thời gian đóng mở van nhanh, chỉ mất 2-10s là có thể thực hiện xong quá trình đóng mở van.
- Sự đa dạng về kích cỡ giúp van có thể lắp đặt cho mọi hệ thống đường ống từ nhỏ đến lớn.
- Van được làm từ nhiều chất liệu khác nhau nên phù hợp với nhiều loại môi chất, môi trường khác nhau.
- Các loại Control Valve được ứng dụng nhiều nhất trong các loại hệ thống liên quan đến điều khiển tuyến tính theo nhiệt độ, áp suất hay dung lượng.
- Van được sản xuất theo tiêu chuẩn IP67 nên có thể lắp đặt được cho cả các hệ thống ngoài trời.
- Quá trình hoạt động của van mang lại độ chính xác cao. Giúp ngăn ngừa tình trạng quá tải hay quá áp, để hệ thống có thể hoạt động an toàn.
- Van hoạt động ổn định, tuổi thọ cao nên tối ưu hóa được chi phí nhanh công và vận hành trong hệ thống.
Ứng dụng của các dòng Control Valve hiện nay.
Ngày nay Control Valve được ứng dụng rất rộng rãi. Chúng được ứng dụng trong những lĩnh vực cụ thể như:
Trong điều khiển nhiệt độ
Để có thể sử dụng trong điều khiển nhiệt độ thì ngoài Control Valve chúng ta cần phải sử dụng thêm 1 cây cảm biến nhiệt độ loại PT100 và thêm 1 bộ điều khiển nhiệt độ PID 4-20mA.
Bộ điều khiển sẽ nhận tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ và xuất tín hiệu PID 4-20mA tới Control Valve. Từ đó 4-20mA và chạy theo giá trị nhiệt độ cài đặt. Ngoài dùng bộ điều khiển nhiệt độ PID 4-20mA thì chúng ta cũng có thể dùng tủ PLC để thay thế.
Trong quá trình hoạt động khi cần sấy nguyên liệu, lên men, tẩy rửa hay gia nhiệt cho các tank chứa thì việc điều khiển nhiệt cần độ chính xác cao. Chính vì thế bắt buộc phải dùng chúng để điều chỉnh nhiệt độ theo yêu cầu.
Trong điều khiển áp suất.
Trong điều khiển áp suất cũng tượng tự như điều khiển nhiệt độ. Chúng cũng cần có cảm biến áp suất và bộ điều khiển áp suất. Quá trình làm việc khi bộ truyền động nhận tín hiệu từ cảm biến áp suất thì nó xuất tín hiệu đến van. Khi van nhận được tín hiệu sẽ vận hành theo thông số và tín hiệu được cài đặt.
Ngoài ra Control Valve có thể chuyển thành van giảm áp. Bởi nó nhận tín hiệu và hoạt động theo giá trị của bộ truyền động đã cài đặt.
Trong điều khiển lưu lượng.
Van có thể điều chỉnh lưu lượng một cách chính xác. Đáp ứng được yêu cầu công việc của từng thời điểm khác nhau.
Control Valve lưu lượng thường được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống chế biến lương thực thực phẩm, trong sản xuất nước giải khát, bia rượu, sữa….
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về dòng Control Valve. Hi vọng những chia sẽ này sẽ giúp khách hàng có thêm những kiến thức cơ bản về dòng sản phẩm này. Từ đó có thể chọn cho mình những sản phẩm phù hợp nhất với hệ thống. Quý khách quan tâm đến sản phẩm cần tư vấn thêm về kỹ thuật hay báo giá van điều khiển cụ thể hãy liên hệ trực tiếp Hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.
Cập nhật lúc 11:11 – 27/12/2022
Bài viết liên quan
Máy nén khí là gì? 6 ứng dụng phổ biến trong đời sống
Máy nén khí hay còn gọi là máy bơm hơi, máy bơm khí nén. Đây là [...]
Th7
Bộ bôi trơn khí nén là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Bộ bôi trơn khí nén hay còn gọi là bộ tiếp dầu khí nén tên [...]
Th7
Ống dẫn khí nén là gì? Đặc điểm và phân loại?
Ống dẫn khí nén là phụ kiện không thể thể thiếu trong các hệ thống [...]
Th2
Positioner -Bộ điều khiển tuyến tính khí nén là gì?
Positioner - Bộ điều khiển tuyến tính khí nén nén là một trong những thành tựu của [...]
Th1
Van điều áp khí nén là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động.
Van điều áp khí nén hay còn gọi là van lưu tiết khí nén, van [...]
Th1
Limit Switch Box- Bộ hiển thị trạng thái đóng mở van là gì?
Limit Switch box hay còn gọi là bộ hiển thị trạng thái hay công tắc đóng [...]
Th12