Thiếc và kiến thức bạn nên biết xoay quanh kim loại này

Chắc ai trong chúng ta cũng đã từng học qua môn hóa học và được làm quen với bảng tuần hoàn hóa học. Bảng tuần hoàn  sẽ bao gồm rất nhiều các nguyên tố xung quanh chúng ta hoặc những nguyên tố hết sức nguy hiểm nếu chúng ta tiếp xúc. Nguyên tố mà hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu chính là thiếc. Đây là nguyên tố cũng không quá xa lạ gì đối với con người nhưng chưa chắc ai cũng biết đến nó và những ứng dụng trong đời sống. Đừng lo hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây nha.

Thiếc là kim loại phổ biến tại nước ta
Thiếc là kim loại phổ biến tại nước ta

Tổng quan về Thiếc

Thiếc là gì?

Thiếc là một nguyên tố nằm trong bảng tuần hoàn hóa học của Mendeleev với tên tiếng anh là Tin. Là nguyên tố thuộc chu kỳ 5 của bảng tuần hoàn có ký hiệu là Sn và nguyên tử khối là 50. Đây là một kim loại được ứng dụng rất nhiều trong việc chế tạo bởi đặc tính chống oxy hóa của kim loại này. Kim loại này có thể được khai thác và thu về từ mỏ quặng cassiterit ở dạng Oxit, đây là thành phần chủ yếu để tạo ra đồng thiếc.

Đặc điểm vật lý

Thiếc là kim loại có màu trắng bạc, kết tin cao, dễ uốn, dễ dát mỏng. Khi dùng một thanh thanh thiếc bẻ cong lại chúng ta sẽ nghe có âm thanh bị nứt vỏ của thiếc, đó là hiện tượng sóng tinh thể. Khối lượng nguyên tử là 118.69, khối lượng riêng 7,3 g/cm3. Nóng chảy ở nhiệt độ 231,9 độ C, sôi ở nhiệt độ 2270 độ C. Nó có cấu trúc tinh thể kiểu kim cương tương tự như kim cương, silic, germani. Nguyên tố này có giá thành khá cao trong số các kim loại.

Đặc điểm hóa học

Thiếc phần lớn được tạo thành các hợp chất ở trong trạng thái oxit có hai hóa trị là II và IV. Chúng có tính chống ăn mòn từ nước nhưng lại có thể dễ hòa tan bởi axit và bazo do đó đây là kim loại lưỡng tính. Do không bị oxi hóa nên chúng được dùng để đánh bóng và phủ bề mặt của kim loại khác. Lớp oxit bảo vệ được sử dụng để chống lại các tác nhân oxy hòa. Ngoài ra chúng còn là một chất xúc tác khí oxi có trong dung dịch và giúp tăng tốc độ phản ứng. Nên chúng có tính khử yếu hơn kim loại kẽm và niken.

thiec 2
Thiếc được dùng để làm hộp thực phẩm

Trạng thái tự nhiên

Có thể tìm thấy và khai thác thiếc từ các mỏ quặng cassiterit dưới dạng oxit. Đây là thành phần chủ yếu của đồng thiếc. Giống như với đặc điểm của thiếc, trong tự nhiên nó cũng được bảo vệ bởi một lớp oxit làm chậm ăn mòn và rất bền.

Tại Việt Nam đã khai thác và chế biến thiếc tại Việt Nam từ rất lâu. Bắt đầu thi thời phong kiến, người Việt đã bắt đầu khai thác và luyện kim các hợp kim như đồng – thiếc – chì, vàng, bạc ,… để tạc tượng, đúc lu, đỉnh. Qua những tham do của các chuyên gia trữ lượng thiếc ở nước ta là vô cùng lớn vào khoảng 860 nghìn tấn. Được trải dài ở các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Tập trung chủ yếu ở các tỉnh như: Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Lâm Đồng, Ninh Thuận,..

Một số mỏ khai thác lớn có thể kể đến như:

  • Khu vực Đà Lạt, Lâm Đồng; Tạp Ná, Ninh Thuận trữ lượng được ước tính rơi vào khoảng 40.000 tấn mặc dù vùng này chưa được cấp phép khai thác từ Nhà Nước.
  • Khu vực Quỳ Hợp, Nghệ An trữ lượng được ước tính rơi vào khoảng 36.000 nghìn tấn.
  • Khu vực Tam Đảo, Vĩnh Phúc có diện tích rất lớn khoảng 1.500 km2 với trữ lượng khoảng 45.000 nghìn tấn th.
  • Khu vực Phía bắc, Cao Bằng với trữ lượng được ước tính khoảng 23.000 nghìn tấn thiếc.
Một mỏ khai thác quặng thiếc
Một mỏ khai thác quặng thiếc

Ứng dụng của thiếc trong đời sống

Với một nguyên tố sở hữu cho mình rất nhiều các tính chất đặc biệt và hữu ích cho đời sống của con người. Do đó việc được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực là điều đương nhiên. Có thể kể đến những ứng dụng rất đặc trưng của kim loại này trong đời sống như:

  • Tính chống oxy hóa cực tốt giúp kim loại này không bị ăn mòn nên được dùng để tráng bề mặt các kim loại khác giúp bảo vệ tốt bề mặt, không gây mất tính thẩm mỹ của các kim loại này và không độc hại đối với con người.
thiec 4
Thiếc được mạ lên bề mặt các kim loại để bảo vệ
  • Dùng là hợp kim khi kết hợp với một số các kim loại khác. Cụ thể hợp kim babit (Sn – Sb – Cu); hợp kim Sn – Pb nóng chảy ở 1800 độ C, thiếc hàn có khả năng chống lại khả năng ăn mòn.
thiec 5
Hàn thiếc được ứng dụng trong kỹ thuật
  • Dùng để làm kính lắp cửa bằng việc cho kim loại này chảy trên bề mặt thủy tinh giúp tạo bề mặt bằng phẳng.
  • Đúc chuông từ hợp kim đồng thiếc.
  • Thiếc phế liệu còn có thể tái chế và tận dụng làm các vật tư mới khác nhau.

Điều chế quặng thiếc tại Việt Nam

Thiếc được điều chế bằng cách khử quặng thiếc với cacbon trong lò quạt. Tại Việt Nam có nhiều doanh nghiệp lớn khai thác quặng thiếc và chế biến trước khi tung ra thị trường. Hiện tại đang có một số đơn vị sản xuất tại Việt Nam.

  • Công ty Cổ phần Kim loại màu Tuyên Quang: với công nghệ lò điện hồ quang công suất 300 tấn 99,75% Sn/năm. Hiện nay tại mỏ khai thác của công ty trữ lượng kim loại này cũng đã bắt đầu có dấu hiệu cạn kiệt nên mỗi năm sản lượng chỉ đạt khoảng 300 tấn.
  • Công ty Cổ phần chế biến Khoáng sản An Vinh, Nghệ An: hoạt động trong lĩnh vực khai thác từ năm 2010 với công suất 500 tấn/năm. Nguồn nguyên liệu quặng thiếc chủ yếu được khai thác tại khu vực huyện Quỳ Hợp, Nghệ An. Thực tế hiện nay mỗi năm mỏ quặng này chỉ đạt khoảng 250-300 tấn/năm.
  • Công ty TNHH Tôn Tân Thành, Đồng Nai: hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản từ năm 2008. Công ty sản xuất thiếc thỏi bằng công nghệ lò điện hồ quang công suất khoảng 100 tấn/năm. Nguyên liệu để sản xuất thiếc thỏi là kim loại là quặng thiếc và phế liệu chứa thiếc cho khu vực phía Nam. Sản phẩm của Công ty chủ yếu được dùng để sản xuất hợp kim thiếc hàn, đúc đồng, làm vàng mã.
  • Công ty Cổ phần Kim loại màu Cao Bằng: đơn vị khai thác và chế biến thiếc là Xí nghiệp thiếc(tiền thân là Mỏ thiếc Tĩnh Túc, Cao Bằng). Đây được xem là mỏ khai thác đầu tiên của Việt Nam khi được đi vào hoạt động từ năm 1955 và chế biến quặng xuất khẩu là chủ yếu. Cũng giống như các mỏ quặng thiếc khác thì nguồn tài nguyên của mỏ quặng này cũng dần cạn kiệt nên mỗi năm chỉ sản xuất được khoảng 300 tấn thỏi/năm.

Đây chỉ là một số mỏ tiêu biểu của nước ta và được khai thác từ rất lâu. Có thể thấy nhìn chung Việt Nam có nguồn tài nguyên về quặng rất lớn và trải dài trên khắp cả nước chứ không tập trung ở một vùng xác định. Tuy nhiên với việc khai thác quá nhiều đã dẫn đến tình trạng quặng thiếc đã bắt đầu giảm sút khá đáng kể.

Cần phải có nhiều nhà máy để chế biến quặng thô trước khi đem đi xuất khẩu để mang lại thêm nguồn kinh tế. Đây hứa hẹn sẽ là lĩnh vực sẽ được chú ý đầu tư trong thời gian sắp tới.

thiec 6
Thiếc thỏi được nhiều doanh nghiệp sản xuất

Tác hại của thiếc đối với con người

Không những có ứng dụng lớn đối với đời sống mà kim loại này cũng có rất nhiều những tác hại đối với cơ thể con người. Thiếc có thể cản trở sự phát triển của thần kinh con người và đặc biệt là ở trẻ nhỏ đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Nó có thể giảm khả năng học tập lâu dài và có thể mang chứng rối loạn hành vi cực kỳ nguy hiểm.

Những triệu chứng của nhiễm độc sẽ bao gồm đau bụng, nhức đầu, khó chịu trong người, thiếu máu, suy giảm trí nhớ. Đối với những trường hợp nặng còn có thể là co giật, hôn mê sâu dẫn tới tử vong. Không thể chủ quan khi bị mắc một số triệu chứng nhiễm độc thiếc. Vì vậy để phòng tránh nhiễm độc cần phải có một số biện pháp cụ thể để đảm bảo an toàn.

thiec 7
Công nhân bị nhiễm độc thiếc

Cách phòng tránh nhiễm độc thiếc

Để tránh những trường hợp nhiễm độc kim loại cần phải chủ động phòng tránh để ngăn ngừa các tác nhân gây ra bằng những phương pháp sau:

  • Khi làm việc trong môi trường khói bụi như trong các khu công nghiệp, phân xưởng sản xuất thiếc,… người lao động cần phải được trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động.  Các dụng cụ này phải đảm bảo chất lượng để đảm bảo cho người lao động tốt nhất.
  • Sau khi kết thúc công việc cần phải rửa tay bằng xà phòng, uống đủ nước, dùng dung dịch nước muối sinh lý để làm sạch mũi và họng.
  • Luyện tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng và nâng cao sức khỏe. Cùng với đó là một chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo khoa học và cung cấp đủ chất dinh dưỡng sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Tiêm chủng vắc xin để chủ động phòng bệnh và “rèn luyện” hệ miễn dịch của cơ thể sẵn sàng ứng phó với các loại virus, vi khuẩn đến từ môi trường bên ngoài. Trước bối cảnh nhiều căn bệnh truyền nhiễm như hiện nay đang có nguy cơ bùng phát và trở thành dịch bệnh.

Phòng tránh luôn là cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như cho gia đình. Nếu có dấu hiệu trên hãy ngay lập tức đến các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ có chuyên môn thăm khám và chữa trị kịp thời. Tránh để cho bệnh đã bắt đầu ngấm vào cơ thể lúc này chữa trị sẽ rất khó và thường để lại các di chứng sau này.

Thiếc luôn là kim loại rất quan trọng trong các lĩnh vực công nghiệp ở nước ta. Việc có những mỏ thiếc lớn cũng là điểm mạnh của Việt Nam so với các nước khác trong khu vực. Tuy nhiên cần phải khai thác đúng cách và đảm bảo các vấn đề về bảo vệ môi trường để việc khai thác trở nên bền vững mà vẫn đảm bảo được chất lượng. Trên đây là những thông tin liên quan đến kim loại này để bạn đọc tham khảo. Cảm ơn các bạn đã quan tâm.

Nguồn: Van điện Đài Loan

Cập nhật lúc 10:38 – 27/12/2022

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon