Hiệu chuẩn là gì? Vai trò của hiệu chuẩn trong công nghệ

Chắc hẳn các bạn đã từng nghe thấy cụm từ “ hiệu chuẩn” trong kĩ thuật cũng như công nghệ cảm biến máy móc hiện đại đúng không? Để có lời giải thích chính xác và hợp lí nhất về hiệu chuẩn trong công nghệ. Mời các bạn cùng nhau tìm hiểu và phân tích để tìm ra lời giải đáp nhé..

Khái niệm về hiệu chuẩn?

  Hiệu chuẩn là thuật ngữ để chỉ hoạt động đo lường. Nhằm xác định và thiết lập mối cung ứng hợp lí giữa phương tiện đo với giá trị đại lượng bạn cần kiểm tra. Nếu xét về mặt kĩ thuật công nghê.  Thì khái niệm hiệu chuẩn được hiểu chính xác là phương tiện để đánh giá các sai số và các đặc điểm kĩ thuật đo lường của những thiết bị công nghệ

  Hiệu chuẩn được xem như là phương pháp tối ưu. Nhằm xác định độ truyền của đơn vị đo lường. Để có độ chính xác cao nhất để đảm bảo tính hệ thống và độ cảm biến chính xác của các phương tiện được đánh giá.

Để xác định được tính liên kết và hợp lí của thiết bị đo. Phương pháp hiệu chuẩn được áp dụng một cách triệt để và đạt được hiệu quả cao và chính xác nhất. Việc thực hiện các thao tác để đưa ra được kết quả chính xác và tối ưu nhất. Các bạn đã tìm được phương pháp phù hợp với nhu cầu sử dụng hiện tại của mình chưa?

hieu chuan la gi
Hiệu chuẩn là gì?

Một số thiết bị cần được hiệu chuẩn điểm định khi đưa vào sử dụng

  • Inclinometers  – Slope Gauge : Máy đo độ nghiêng
  • Digital Multimeter: Đồng hồ vạn năng hiện số
  • Analog Multimeter: Đồng hồ vạn năng hiện kim
  • Sound level meter: Máy đo cường độ âm thanh
  • Sound calibrator: Máy phát âm thanh
  • DC/AC Power Supply:  Bộ nguồn AC/DC
  • Clamp Meter: Ampe kìm
  • Withstanding Tester: Máy Thử điện áp đánh thủng
  • Insulation Tester: Máy thử cách điện
  • Power meter:  Máy đo công suất
  • Earthing Tester: Máy kiểm tra nối đất
  • Electrostatic Field Meter: Máy  đo điện áp tĩnh điện
  • Surface Resistance meter: Máy đo điện trở bề mặt
  • Mano meter/Barometer: Máy đo áp suất khí quyển
  • Puncture tester: máy kiểm tra điện áp đánh thủng
  • Cable Multi Tester: Máy kiểm cáp
  • DC Electronic Load: Bộ tải điện DC
  • AC Hipot Tester: Máy kiểm tra dùng cao áp AC
  • Spark Tester: Máy kiểm tra tia lửa điện
  • LCR Meter: Máy đo Cuộn cảm, tụ điện, điện trở
  • Line Leakage Tester: Máy kiểm dòng rò
  • Impedance Meter: máy kiểm tra trở kháng
  • Megohm Meter: Máy đo điện trở cao
  • Milliohmmeter: Máy đo điện trở thấp
  • Decade Resistance Box: Hộp điện trở chuẩn
  • Digital Earth Tester: Kiểm tra điện trở nối đất
  • Oscilloscope: Máy hiện song
  • Stroboscope: Máy đo tốc độ vòng quay
  • Tesla Meter: Máy đo từ trường
  • Footwear Tester/ Wrist Strap Tester: Kiểm tra cách điện
  • Coil Tester: Kiểm tra cuộn dây
  • Phase Detector: Máy dò pha
  • Slidacs: Bộ biến áp
  • Wave Checker: Thông thường là thiết bị kiểm nhiệt độ
  • Network Analyzer: Máy phân tích mạng
  • Audio Analyzer: Máy phân tích tín hiệu (tần số thấp, thường thi dưới 100kHz)
  • Audio Sweeper: Máy quét tín hiệu (Tần số thấp)
  • Stop Watch: Đồng hồ bấm giờ
  • Frequency Counter: Máy đo tần số
  • Signal Generator: Máy phát tín hiệu
  • FFT Analyzer: Phân tích tín hiệu dạng sóng
  • XRF Analyzer: Máy phân tích 4 chất độc hại và 2 chất cháy nổ
  • Power Sensor: Cảm biến công suất
  • Auto Clave: Nồi hấp
  • Dry Oven: Lò nung, lò sấy
  • Chamber: Tủ nhiệt, độ ẩm (tủ môi trường)
  • Mecury Thermometer: Nhiệt kế thủy ngân
  • Moisture Meter: Máy kiểm tra độ ẩm
  • Dewpoint Meter: Máy kiểm tra điểm sương (điểm ngưng tụ)
  • Pressure Gauge: Đồng hồ áp suất
  • Differential Pressure Gauge: Đồng hồ chênh áp
  • Refractometer: Khúc xạ kế
  • Gloss Meter: Máy đo độ bóng
  • Fabric Inspection: Máy kiểm vải
  • Needle Detector/ Metal Detector: Máy dò kim
  • LightBox: Tủ soi màu
  • Crocking Tester/ Rubbing Tester: Thiết bị kiểm tra độ mài mòn
  • Digital caliper – Digimatic Caliper: thước kẹp hiện số
  • Vernier Caliper: Thước kẹp cơ (hiện vạch)
  • Digital Micrometer – Digimatic Micrometer: Panme hiện số
  • Vernier Micrometer: Panme cơ
  • Pin gauge: Dưỡng kiểm lỗ
  • Digital thermometer: Máy đo nhiệt độ hiên số
  • Depth Gage: Dụng cụ đo chiều sâu
  • Scale Lupe: Kính phóng đại
  • Measuring Microscope: Kính hiển vi (Thiết bị đo phóng đại)
  • Coordinate Measuring Machine: CMM (chuyên ngành) Máy đo tọa độ 3 chiều
  • Video Measuring Machine: Máy đo 2 chiều (bằng phương pháp chiếu hình, ko tiếp xúc)
  • Angle Ruler/Angle Meter: Thước đo góc/Thiết bị đo góc
  • Angle Block: Khối góc chuẩn (Dưỡng góc)
  • Bore Gauge: Thiết bị đo đường kính trong (thường là tiếp xúc 2 điểm)
  • Holtest: Thiết bị đo đường kính trong (thường là tiếp xúc 3 điểm)
  • Coolant Proof Caliper/Micrometer…. : thước kẹp, panme có khả năng chống thấm tốt.
  • Coating Thickness Gage/Tester: Thiết bị đo độ dày lớp sơn phủ
  • Gauge Block: căn mẫu chuẩn (Kích thước ngoài)
  • Height Gage: dụng cụ đo chiều cao
  • Indicator: Bộ hiển thị (Thông thường co Dial và digital )
  • Profile Projector: Máy phóng hình (Đo kích thước bằng phương pháp phóng bóng của hình ảnh)
  • Thread Plug Gauge: Dưỡng ren ngoài
  • Thread Ring Gauge: Dưỡng ren trong
  • Steel Ruler: Thước sắt
  • Tape Ruler: Thước cuộn
  • Thickness Gages: dụng cụ đo bề dày (có dial và digital)
  • Durometer Hardness: Đo độ cứng cao su
  • Hardness Tester: Máy kiểm tra độ cứng (có nhiều loại Rockwell, Vicker, Micro, …)
  • Granite Surface Plate: Bàn đá
  • Measuring Countour: Máy đo biên dạng
  • Roughness Standard: Máy đo độ nhám
  • Tension Gage: Thiết bị đo lực căng
  • Torque Wrench: Cờ lê lực
  • Torque Driver: tua vít lực
  • Torque Sensor: Cảm biết lực
  • Bursting Strength Tester: Máy kiểm tra nổ bìa, bục bìa carton
  • Analytical Balance: Cân phân tích
  • Mechanical Balance: Cân kĩ thuật
  • Loadcell: Cảm biến tải
  • Standard Weight: Khối lượng chuẩn (Quả cân)
  • Electric Water meter: Đồng hồ nước điện tử

Vai trò của hiệu chuẩn trong công nghệ?

  • Đảm bảo sự hiện diện các số đo của một phương tiện đo hợp lí theo chuẩn mực các phép đo
  • Đưa ra thông số để kiểm tra chất lượng đầu ra của phương tiện có chuẩn hay không
  • Tạo ra sự tin tưởng cho phương tiện được đánh giá
hieu chuan dong ho do ap suat
Hiệu chuẩn đồng hồ đo áp suất

Lợi ích của việc hiệu chuẩn máy móc:

  • Phương pháp hiệu chuẩn giúp chúng ra chuyển đổi các hình thái của phép đo thành các chỉ số và yếu tố quyết định các nội dung đo của thiết bị
  • Giúp chúng ta xác định được mức độ ảnh hưởng của các đại lượng đo lường đến quá trình làm việc và thao tác tại hệ thống máy móc
  • Kết quả quá trình được lưu trữ và thành số liệu hồ sơ để theo dõi thiết bị và quá trình hoạt động của thiết bị đo đó thông qua các thông số đo cụ thể
  • Quá trình hoạt động của hoạt động này để nhằm gia tăng giá trị của các phương tiện đang được sử dụng, các đại lượng đo lường đưa ra thông số cụ thể và hợp lí lấy làm dẫn chứng theo dõi  máy để đảm bảo tính đúng đắn, thống nhất và nâng cao hiệu năng sản phẩm được đưa ra.
  • Hoạt động này là một hình thức đo lường vô cùng quan trọng và chính xác. Chúng được áp dụng trong thực tế sản xuất và cung ứng kinh doanh.
cong cu hieu chuan
Công cụ hiệu chuẩn thiết bị

Rủi ro, tác hại của việc thiết bị không được hiểu chuẩn:

Những công ty, doanh nghiệp không áp dụng phương pháp hiệu chuẩn trong máy móc và doanh nghiệp đều phải đối mặt với rất nhiều rủi ro và ảnh hưởng máy móc kinh tế như là :

  • Dây chuyền sản xuất máy móc chạy chậm, thiếu tính năng và nhiều lúc bị chập ngừng đột ngột
  • Sản phẩm đầu ra có chất lượng kém không đạt tiêu chuẩn
  • Ảnh hưởng quá trình hoạt động của thiết bị và các cảm biến chạy ngầm bị lệch thông số

Trong một số trường hợp đã được kiểm định. Thì có thể gây ảnh hưởng đến kinh doanh của công ty. Cũng như dẫn đến bị mất giấy phép kinh doanh. Nhất là ngành hàng cung ứng thực phẩm và pha chế

Lý do đầu tư hiệu chuẩn trong dây chuyền công nghệ

Khi cần những thiết bị đo lường theo khoảng thời gian cố định. Và tần số hoạt động của thiết bị có đảm bảo cho quy trình sản xuất. Cũng như cung ứng đầu ra hay không. Công ty nên lặp đặt hệ thông hiệu chuẩn để gia tăng chất lượng. Và hoạt động cung ứng cho sản phẩm ra thị trường. Tối ưu hóa quá trình kiểm định và hình thành sản phẩm mới .

Tóm lại hiệu chuẩn là định lượng và kiểm soát các lỗi và độ không đảm bảo trong các quá trình đo lường. Nhằm đưa chúng đến mức có thể chấp nhận được. Hy vọng với những chia sẻ này của chúng tôi giúp bạn đọc có thêm những thông tin bổ ích. Từ đó có thể ứng dụng vào thực tế công việc và cuộc sống của mình.

BÀI VIẾT KHÁC CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

 

Cập nhật lúc 10:09 – 15/02/2023

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon