Độ PH là gì? Ít được ai đó giải thích rõ cho bạn. Tuy nhiên chúng lại xuất hiện ở hầu hết mọi nơi, hầu hết mọi sản phẩm. Nếu là dân nhà nông thì không khó để tiếp xúc với khái niệm độ ph là gì. Nhưng nếu không phải là con nhà nông thì sao? Bạn đừng lo lắng, hãy đọc bài viết dưới đây để có thể hiểu tường tận về độ pH. Bài viết sẽ cung cấp mọi thông tin từ khái niệm đến tác dụng, cách xác định hay các sản phẩm nên chú ý độ pH, hãy cùng chú ý theo dõi.
Khái niệm tổng quan của độ ph và công thức tính ph?
Độ pH chính là một chỉ số khoa học giúp xác định tính chất của một dung dịch, hay cụ thể đó là tính axit hay bazơ của một dung dịch. Cũng có thể hiểu rằng độ pH thể hiện mức độ hoạt động của ion H+ trong môi trường dung dịch. Tất cả các dung dịch hay bao quát là dạng lỏng thì đều có một độ pH nhất định. Chính ion H+ trong dung dịch là thước đo cho độ pH cũng như thể hiện tính chất hoạt động của dung dịch đó. Biết được độ ph là gì cũng giúp ta hiểu được tính chất của dung dịch mà ta cần tìm hiểu.
Công thức tính pH chính là pH=-log[H+]
Nhìn vào công thức ta cũng có thể hiểu rằng pH được tính theo hàm logarit thập phân. Tức là nếu một dung dịch có pH lớn hơn dung dịch khác một đơn vị tức là nồng độ ion H+ của nó sẽ lớn gấp 10 lần.
Thang đo pH
Để có thể dễ dàng xác định tính chất của một dung dịch thông qua độ pH. Các nhà khoa học đã sử dụng một thước đo chũng được gọi là thang đo pH. Thang đo này là một dãy từ độ pH bằng 0 đến 14.
Tính chất dung dịch được quyết định dựa vào chỉ số pH dung dịch đang nằm đâu trong thang đo này. Cụ thể được quy định như sau:
pH<7 thì dung dịch đang có tính axit.
pH=7 thì dung dịch trung tính.
pH>7 thì dung dịch đang có tính kiềm.
Cách đo pH
Để có thể biết được dung dịch đó đang có độ pH là bao nhiêu thì người ta lại có các cách đo. Cách đo đơn giản thông thường được nhiều người sử dụng nhất là đo bằng chất chỉ thị màu. Đây là cách đơn giản nhất, cũng khá chính xác được đông đảo mọi người biết đến.
Chất chỉ thị màu
Có thể mọi người đã quên nhưng cách này thật sự rất quen thuộc với tất cả chúng ta. Mọi người có còn nhớ quỳ tím, một chất chỉ thị màu đi theo chúng ta trong môn hóa từ những ngày đầu. Hay chất chỉ thị màu nghe có vẻ hóa học hơn đó là dung dịch phenoltalein. Tùy vào chất chỉ thị màu khác nhau mà ta sẽ có màu sắc thang đo màu sắc tương ứng khác nhau.
Theo như quỳ tím, thứ đơn giản nhất thì các màu mang sắc thái đỏ thì thiên về axit, ngược lại sắc xanh thì là bazơ. Trong khi nếu không đổi màu thì là trung tính, hay nói cách khác là nồng độ H+ và OH- đang cân bằng. Chớ có hiểu lầm rằng dung dịch đang không có ion H+. Bạn cần phải nắm rõ ph là gì để có thể đọc bảng màu một cách chính xác.
Các phương pháp khác
Máy đo pH
Ngoài ra thì cũng có các cách đo khác được rất nhiều người sử dụng như máy đo pH. Về độ chính xác thì máy đo là không bàn tới. Đây được biết đến là phương pháp hiện đại hơn. Tuy nhiên thì chi phí cho phương pháp này khá cao. Các thao tác hoạt động trên máy cũng vô cùng đơn giản.
Bút do pH
Đây là phương pháp được ứng dụng rộng rãi hiện nay. Bút đo pH được chia làm 2 loại:
- Bút đo pH cho đất
- Bút đo pH cho nước
Cách đo vô cùng đơn giản khi chỉ cần nhúng đầu dò vào thứ cần đo. Sau ít phút thì bút sẽ hiển thị ngay pH. Tuy nhiên theo một số người thì bút đo không thật sự chính xác bằng máy đo pH.
Test sera
Đây là phương pháp giúp bạn kiểm tra nhanh nồng độ pH. Phương pháp này được sử dụng nhiều trong ngành thủy sản, để đo nồng độ nước để nuôi trồng thủy sản, độ ph là gì rất được quan tâm trong lĩnh vực này. Giá thành của một bộ test bao gồm bảng màu so sánh, một ống nghiệm test nước, một chai thuốc thử, thì giá thành khá rẻ. Tuy nhiên thì que test này chỉ kiểm tra được một số dung dịch nhất định.
Độ pH của một số thứ thường gặp phải
Độ pH của nước
Dung dịch phổ biến nhất mà ai cũng đều biết đó là nước. Nước chiếm đến 70% tỷ trọng trên Trái đất này. Như đã biết thì trên hành tinh ta cũng có nhiều loại nước, nước mặn, nước ngọt, nước phèn, nước lợ,… Bạn có bao giờ thắc mắc lý do là do đâu không? Chính là độ pH đã quyết định điều đó. Với nước sạch thì pH là 7, hay nước đã qua các phương pháp lọc thì cũng vậy. pH của nước sinh hoạt là 6 đến 8,5, từ 6,5 đến 8,5 là độ ph thường gặp của nước ăn uống.
Độ pH của đất
Với đất thì ph là gì là một khái niệm rất quen thuộc với chúng ta. Với các nhà làm nông thì pH luôn được chú ý quan tâm. Dựa vào pH theo quy định thường thấy ở Việt Nam thì đất chia làm 3 loại: đất kiềm, đất trung tính, đất chua.
Đất kiềm là đất có pH lớn hơn 7, Tây Nam Bộ là vùng đất thường xuất hiện loại đất này. Loại đất này thì có tính chất khá ít dinh dưỡng, thích hợp để trồng các loại cây lâu năm thay vì là cây nông nghiệp.
Đất trung tính thì độ pH bằng 7, đây là loại đất mà bất kỳ ai trồng trọt cũng mong muốn. Đây là loại đất được cho là nhiều dinh dưỡng. Loại đất này thường được các nhà trồng trọt hướng đến, thường xuất hiện ở các đồng bằng. Loại đất này phù hợp với các cây nhiệt đới, đặc biệt là cây lúa.
Đất chua là đất có pH nhỏ hơn 7, với loại đất này thì không ai mong muốn, hầu hết các cây trồng đều sinh trưởng rất kém trên loại đất này. Thậm chí cây trồng cũng chỉ sinh trưởng được trên đất với pH nằm trong khoảng từ 4 đến 7. Với pH nhỏ hơn 4 thì cây trồng không thể sinh trưởng, đây cũng thường được gọi là đất phèn.
Độ pH của axit
Đúng như tên gọi đã gợi ý thì axit luôn có pH nhỏ hơn 7 tức là tính axit cao. Tùy thuộc vào dung dịch axit đó có nồng độ axit nhiều không hay chất axit đó có phân li mạnh không mà độ pH sẽ lớn hoặc nhỏ trong khoảng từ 0 đến 7. Một số chất axit quen thuộc với chúng ta như axit clohidric HCl, axit sunfuric H2SO4,…
Độ pH của sữa rửa mặt
Sữa rửa mặt không còn là thứ xa lạ với chúng ta, đặc biệt là các bạn nữ. Một số bạn có thể cũng biết đến khái niệm độ ph là gì để có thể tìm mua loại sữa rửa mặt thích hợp nhất cho da của mình. pH của sữa rửa mặt cũng ảnh hưởng rất nhiều tới tính chất, hiệu quả của của nó. Với một sữa rửa mặt có pH quá nhỏ thì được đánh giá là không tốt, độ axit lý tưởng nhất là từ 6 đến 6,5. Sau khi đã biết độ ph là gì bạn nên chú ý nhiều đến nó để không làm ảnh hưởng xấu đến làn da mình nhé.
Ảnh hưởng của pH đến chúng ta
Da và tóc
Đây được biết đến là bộ phận tượng trưng cho cái đẹp. Bởi lẽ chúng là những bộ phận dễ lão hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến ngoại hình của chúng ta. Nếu muốn giữ vững sự rạng ngời cho chúng thì bạn nên thật sự chú ý đến pH. pH được cho là lí tưởng nhất để cân bằng bộ phận này là khoản từ 5,5 đến 6,5. Các sản phẩm sử dụng cho chúng nên nằm trong độ pH lý tưởng này thì mới an toàn.
Hệ tiêu hóa
Được biết đến là bộ phận giữ vai trò quan trọng khi phân giải, hấp thụ các chất dinh dưỡng. Chúng ta không nên làm tổn thương đến hệ thống này. Theo nghiên cứu thì việc ăn uống các loại thực phẩm cũng ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa. Ví dụ như việc ăn các thực phẩm thịt cá thì phải chú ý chúng không bị ôi thiu, tức là giữ pH trong khoảng 5,5 đến 6,2. Uống nước thì cũng chú ý chũng không được nhiễm kiềm, tức là pH không được lớn hơn 8,5. Các bác sĩ cũng có thể dựa vào độ pH của dạ dày để kê thuốc khi bạn bị bệnh, khái niệm độ ph là gì luôn được chú ý trong hệ thống này.
Hệ bài tiết
Nếu bạn thường xuyên uống nước từ các nguồn nước có nồng độ pH cao thì cũng ảnh hưởng đến các chức năng của thận. Cụ thể nếu thường xuyên uống nước đó thì thận sẽ không thể hoàn toàn lọc tất cả tính kiềm của nước, tích tụ lâu ngày thì dẫn đến sỏi thận. Nghiêm trọng hơn còn có thể gặp tình trạng sỏi mật.
Men răng
Cũng là do ảnh hưởng pH từ nước. Nhưng ngược lại với trên thì nước với pH quá thấp thì sẽ ảnh hưởng tới men răng. Nếu uống nguồn nước đó lâu dài thì men răng bạn sẽ bị bào mòn gây ra các loại đau nhức răng. Men răng yếu cũng thật sự ảnh hưởng đến hệ thần kinh răng, cũng ảnh hưởng đến sức khỏe ăn uống.
Thông qua bài viết Auvietco.vn đã cung cấp cho bạn hầu hết các kiến thức liên quan để bạn có thể hiểu rõ được khái niệm ph là gì. Thông qua đó tôi hy vọng tất cả chúng ta có thể có cái nhìn tổng quan hơn về các vấn đề liên quan đến pH. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh tránh được những hậu quả xấu do pH gây ra.
BÀI VIẾT KHÁC CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Thang đo là gì? Tìm hiểu các loại thang đo trong nghiên cứu
- Tìm hiểu chuẩn độ là gì – Công dụng của chuẩn độ
- Độ ẩm là gì? 8 ảnh hưởng của độ ẩm đến sức khỏe
Cập nhật lúc 16:23 – 14/02/2023
Bài viết liên quan
Kiểm định là gì ? Tìm hiểu về kiểm định
Chúng ta vẫn thường nghe đến từ ngữ này rất nhiều, chả hạn như kiểm [...]
Th12
RMS là gì? Và cách chọn RMS cho amply như thế nào?
Khái niệm RMS là gì chắc hẳn là mối qua tâm của nhiều người vì [...]
Th12
Thuật ngữ Conductor là gì? Cần hiểu gì về Conductor?
Conductor là gì là câu hỏi được hầu hết mọi người đặt ra khi lần [...]
Th12
Tốc độ gió là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ gió
Tốc độ gió, còn được gọi là vận tốc dòng chảy, là một yếu tố [...]
Th12
Từ tính là gì? Những kiến thức về từ tính bạn nên biết
Từ trường là một dạng năng lượng tồn tại trong môi trường quanh ta. Từ [...]
Th12
Tìm hiểu VỀ Semiconductor Và Những Tính Chất Cơ Bản
Semiconductor là gì? Có những loại Semiconductor nào? Tính chất? Các ứng dụng của Semiconductor [...]
Th12