Khi còn đi học, chúng ta đã từng ít nhất một lần nghe qua cái tên Anders Celsius. Nghe tên tiếng anh thì thấy lạ lẫm, nhưng tất cả chúng ta đều biết về nhiệt độ phải không nào. Tại bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về thuật ngữ Celsius này.
Celsius là gì ?
Để có thể hiểu được về Celsius, trước hết, chúng ta cần nhớ lại thế nào là nhiệt độ. Ta hiểu đơn giản, nhiệt độ là một đại lượng vật lí, biểu tượng cho sự nóng và lạnh của một vật bất kì mà ta chọn. Chẳng hạn, nhiệt độ trung bình của một chú mèo là từ 38-39 độ C. Nếu môi trường xung quanh nó khoảng 40 độ C, nó sẽ thấy nóng. Ngược lại, nếu môi trường xung quanh nó chỉ còn khoảng 23 độ C, nó sẽ cảm thấy lạnh.
Lịch sử ra đời Celsius
Nhiệt giai Celsius, hay còn được gọi theo cách gọi thông thường là độ C. Là đơn vị đo nhiệt độ mà hầu hết người Việt Nam nào cũng biết. Nguồn gốc của đơn vị này bắt nguồn từ nhà thiên văn học người Thụy Điển – Anders Celsius (1701-1744). Ông là người đầu tiên trên thế giới thành lập ra hệ thống đo nhiệt độ dựa trên trạng thái của nước ở 2 thể loại. Đó là nước khi đạt 100 độ C (212 độ Fahrenheit) thì sẽ trở nên đông cứng. Và đạt xuống 0 độ C (32 độ Fahrenheit) sẽ trở nên nóng sôi .
Phát hiện này được công bố vào năm 1742. Tuy nhiên, đến 2 năm sau, Anders Celsius mới đảo ngược lại hệ thống trên. Và đổi thành nước khi đạt 100 độ C (212 độ Fahrenheit) thì sẽ trở nên nóng sôi và đạt xuống 0 độ C (32 độ Fahrenheit) sẽ trở nên đông cứng.
Năm 1748, hệ thống này chính thức phổ biến khắp trên thế giới, và được đặt tên theo tên gọi của ông. Cụ thể, vào năm 1972, ông Anders Celsius đã tạo ra một thang đo nhiệt độ ngược với thang đo hiện tại. Nghĩa là, 0 mới là điểm bắt đầu khi nước sôi, và 100 là điểm đóng băng của nước. Theo như báo cáo Quan sát 2 độ bền của nhiệt kế ông cho rằng điểm nóng chảy và điểm đóng băng không bị ảnh hưởng bởi áp suất. Mãi đến năm 1944, sau cái chết của ông Anders Celsius, nhà thực vật học Carl Linnaeus (1707 – 1778) mới đảo ngược lại thang đo nhiệt độ của Celsius.
Ký hiệu và tên gọi của Celsius
Đến hiện tại, người ta phát hiện độ Celsius là đơn vị SI duy nhất có tên đầy đủ chứa chữ in hoa. Theo nguyên tắc của Văn phòng cân đo quốc tế. Chúng được diễn tả rằng giá trị con số rồi đến khoảng trắng rồi mới đơn đơn vị. Khoảng trắng dùng để ngăn cách giữa con số khỏi đơn vị. Chả hạn như 28 °C ( chứ không phải là 28°C hay 28° C), và đọc là Hai mươi tám độ C.
Một số điểm nhiệt độ phổ biến cần biết
- Điểm không tuyệt đối : -273.15 °C
- Nhiệt độ sôi của Nito lỏng : -195.8 °C
- Giao của thang đo Celsius và Fahrenheit : -40 °C
- Điểm thăng hoa của đá khô : -78 °C
- Điểm nóng chảy của H2O ( hay còn gọi là nước đá nguyên chất ) : 0 °C
- Nhiệt độ trung bình của cơ thể con người : 36.5 °C
- Nhiệt độ sôi của nước tại áp suất 1 atm : 100 °C.
Công thức đổi đơn vị cần biết.
Dưới đây là công thức chuyển đổi đơn vị từ thang đo nhiệt độ Celsius và ngược lại mà bạn cần phải biết :
- Fahrenheit -> Celsius : °C = 5/9 (F-32)
Celsius -> Fahrenheit : °F = 9/5 C + 32
- Kelvin -> Celsius : °C = K – 273.15
Celsius -> Kelvin : K = C + 273.15
- Kelvin -> Fahrenheit : °F = 9/5 ( K – 273.15 ) + 32
- Fahrenheit -> Kelvin : K = 5/9 ( F – 32 ) + 273.15
Với những kiến thức ở trên. Hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách sử dụng cũng như nguồn gốc của độ Celsius. Một đơn vị đo nhiệt độ đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Mong nhận được thêm nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc để góp phần hoàn thiện hơn phần tài liệu này nhé!
Lựa chọn mua sản phẩm Thiết bị đo lường và kiểm soát nhiệt độ trong danh mục sau
BÀI VIẾT KHÁC CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Những điều thú vị liên quan đến nhiệt độ mặt trời mà bạn nên biết
- Nhiệt Độ Nóng Chảy Là Gì? Ý Nghĩa Ứng Dụng Nhiệt Độ Nóng Chảy
- Độ K là gì? Tất tần tật thông tin về độ K
Cập nhật lúc 09:28 – 14/02/2023
Bài viết liên quan
Kiểm định là gì ? Tìm hiểu về kiểm định
Chúng ta vẫn thường nghe đến từ ngữ này rất nhiều, chả hạn như kiểm [...]
Th12
RMS là gì? Và cách chọn RMS cho amply như thế nào?
Khái niệm RMS là gì chắc hẳn là mối qua tâm của nhiều người vì [...]
Th12
Thuật ngữ Conductor là gì? Cần hiểu gì về Conductor?
Conductor là gì là câu hỏi được hầu hết mọi người đặt ra khi lần [...]
Th12
Tốc độ gió là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ gió
Tốc độ gió, còn được gọi là vận tốc dòng chảy, là một yếu tố [...]
Th12
Từ tính là gì? Những kiến thức về từ tính bạn nên biết
Từ trường là một dạng năng lượng tồn tại trong môi trường quanh ta. Từ [...]
Th12
Tìm hiểu VỀ Semiconductor Và Những Tính Chất Cơ Bản
Semiconductor là gì? Có những loại Semiconductor nào? Tính chất? Các ứng dụng của Semiconductor [...]
Th12